Bài cúng văn khấn rằm tháng Giêng 2023 chuẩn phong tục Việt

Trong nghi thức thờ cúng Việt Nam, rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ lớn nhất và được chuẩn bị lễ vật đầy đủ. Vậy cúng rằm tháng Giêng 2023 như thế nào cho đúng: bài văn khấn rằm tháng Giêng năm 2023 chuẩn phong tục

1. Văn khấn bài cúng rằm tháng Giêng 2023

Trước đây, đại đa số gia đình Việt Nam đều cúng rằm tháng Giêng theo văn khấn truyền miệng, từ đời này truyền sang đời khác, vùng này ảnh hưởng sang vùng khác và vẫn còn ảnh hưởng đến ngày nay. Do vậy, dù được ghi chép thành văn khấn bài bản, song các bài văn khấn vẫn mang đậm tính tập tục cổ truyền.

Theo đó, trong “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” của Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, bài cúng rằm tháng Giêng được ghi lại như sau:

Nội dung chuẩn của bài văn khấn bài cúng rằm tháng giêng 2021

2. Vị trí và những ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng Giêng năm 2023 

Có thể thấy, ngày rằm tháng Giêng có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tâm thức người Việt. Vậy, lễ cúng rằm tháng Giêng 2023 có những ý nghĩa nào?

a. Vị trí trong dân gian

Lễ cúng rằm tháng Giêng chính là lễ cúng tết Nguyên Tiêu (còn có tên gọi khác là tết Thượng Nguyên, cùng với rằm tháng 7 – tết Trung Nguyên và rằm tháng 10 – tết Hạ Nguyên là 3 ngày lễ rằm lớn nhất). 

Rằm tháng giêng là nét đẹp của dân gian truyền thống từ xa xưa. Trong tiếng Hán, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, còn “Tiêu” nghĩa là đêm. Như vậy, Nguyên Tiêu hay rằm tháng Giêng 2023 có vị trí là ngày rằm đầu tiên của năm 2023.

b. Ý nghĩa rằm tháng giêng

Năm 2023, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 6, ngày 26 tháng 2 dương lịch và được xem xét ở những ý nghĩa chính sau:

  • Tết Nguyên Tiêu
Xem Thêm:  Cúng Thần Tài Mùng 10 Vào Giờ Nào Tốt Nhất Để Cả Năm Làm Ăn Phát Đạt

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc xuất xứ của tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam, trong đó nhiều nhất là chỉ ra rằng ngày tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam có nguồn gốc trực tiếp từ Trung Quốc. Vào ngày này có rất nhiều nghi thức văn hóa tâm linh được diễn ra, ví dụ như tục dâng sao giải hạn phổ biến ở đại đa số dân chúng nhằm tránh điều dữ, gặp điều lành, giảm đi vận hạn, vận mệnh đen đủi khó tránh; thờ cúng cầu tài, cầu lộc tại chùa chiền, đình quán; tổ chức nghi lễ đón rước thần linh…Đặc biệt, tại Việt Nam, tết Nguyên Tiêu của người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh còn được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa Phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2020, khẳng định sẽ tiếp tục được giữ gìn và phát huy vào tết Nguyên Tiêu 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa như: diễu hành, trình diễn âm nhạc truyền thống, nhạc kịch cổ, viết thư pháp, dâng đèn, múa lân, đốt hương, dán giấy cầu an, tổ chức các cuộc thi truyền thống (thi đố chữ),…Tết nguyên tiêu là một ngày lễ lớn, không chỉ được tổ chức và có ý nghĩa tại Việt Nam, Trung Quốc mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác như: Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, …

  • Là ngày vía Đức Phật (gọi tắt là ngày vía Phật)

Trong quan niệm của các Tăng ni, Phật tử và những người tín tâm nói chung, rằm tháng Giêng là ngày Đức Phật giáng lâm tại các chùa, là ngày có ý nghĩa may mắn, những gì tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, thuận lợi của cả một năm đều ở ngày này, do đó người ta sẽ làm lễ vô cùng lớn, lên chùa, thắp hương kính Phật, cầu may và làm lễ tại nhà để cầu bình an cho bản thân và gia đình.Vì được phổ biến trong Đại chúng Phật giáo, cho nên không phải ai cũng biết đến ý nghĩa này của ngày rằm tháng Giêng.

  • Tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với ông bà tổ tiên nhân ngày rằm đầu tiên của năm mới 2023
Xem Thêm:  Bộ Tam Sên Cúng Khai Trương Gồm Những Gì Là Đúng Lễ?

Không chỉ đi chùa dâng lễ cầu may, thả hoa đăng ước nguyện, vào ngày này gia đình nào cũng sẽ làm một mâm cơm, chuẩn bị lễ vật để dâng lên bàn thờ ông bà tổ tiên.. Đây là nghi thức đã trở thành tập tục truyền thống năm nào cũng có, nhà nào cũng có, một cái lệ biểu hiện tấm lòng hiếu thảo, nhớ ơn, uống nước nhớ nguồn đối với người đã khuất, thông qua đó cầu mong về những điều tốt đẹp nhất cho năm mới.Cũng giống như tết Nguyên Đán, tết Nguyên tiêu sau mâm lễ cúng con cháu sẽ có dịp thụ hưởng lễ vật, quây quần bên nhau. Dù quy mô nhỏ hơn so với tết Nguyên Đán, song ý nghĩa của ngày tết Nguyên Tiêu lại thể hiện những gì nhân văn nhất, tốt đẹp nhất và đầy ý nghĩa tâm linh của con người.

3. Lễ vật cúng rằm tháng Giêng 2023 gồm những lễ vật gì?

Tùy từng điều kiện và hoàn cảnh của mỗi gia đình, không chỉ là kinh tế, thời gian, mà còn là thế giới quan, theo đạo hay không theo đạo, mâm lễ cúng rằm tháng Giêng sẽ có sự khác nhau. Thông thường, những gia đình theo đạo Phật sẽ chuẩn bị 2 mâm lễ. Một mâm dành cho bàn thờ Phật và một dành cho bàn thờ tổ tiên (ngoài ra còn có lễ vật riêng để dâng lên Chùa kính Phật).Cụ thể như sau:

Lễ vật dâng lên chùa kính Phật

Lễ vật dâng lên chùa kính Phật thường là lễ chay và khá đơn giản. Tùy từng điều kiện mà gia chủ có thể chuẩn bị:

  • 1 đĩa trái cây: Có thể chuẩn bị mâm ngũ quả đầy đủ hoặc lễ quả đơn giản 1 – 2 loại quả đều được
  • Hoa tươi
  • Bánh kẹo: 1 phần bánh kẹo nhỏ
  • Tiền trần: Dùng để đặt lễ tại chùa.

Mâm lễ chay cúng Phật

Mâm lễ cúng Phật tại gia cũng là mâm lễ chay, có đặc điểm là có nhiều màu sắc, trong đó đảm bảo có những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ, ví dụ: Món ăn màu vàng đại diện cho hành kim, màu xanh đậm tượng trưng cho hành mộc, màu trắng đại diện cho hành thủy, màu đỏ đại diện cho hành hỏa và màu đen tượng trưng cho hành thổ. Theo đó, tín chủ có thể chuẩn bị khoảng 7 – 10 món tùy tâm, bao gồm:

  • Xôi nếp: Thường là xôi màu, chuẩn bị 1 hoặc 2 đĩa.
  • Xôi chè: Chia thành nhiều bát nhỏ (khoảng 5 bát).
  • Trái cây: Đĩa trái cây bình thường, nếu có điều kiện chuẩn bị đĩa ngũ quả thì càng tốt.
  • Các món mặn chay như: Giò chay, món xào chay, đậu chay, chả chay, nem chay, món luộc, canh chay, …

Mâm lễ cúng gia tiên

Mâm lễ cúng gia tiên là mâm lễ mặn đầy đủ, hoa quả. Bao gồm các lễ vật là:

  • Hương (nhang): Chuẩn bị 3 cây làm lễ, hoặc có thể chọn hương vòng loại nhỏ đều được.
  • Đèn cầy/ nến: 2 cây.
  • Vàng mã
  • Trầu cau tươi: Xếp chung vào 1 đĩa.
  • Nước: 5 chén nước nhỏ, xếp thành hình ngũ giác tượng trưng cho ngũ hành hoặc xếp thành hàng ngang.
  • Gà luộc: 1 con gà trống luộc.
  • Thịt lợn ba chỉ luộc: Thái để thành đĩa riêng
  • Tôm luộc: Xếp thành đĩa, căn theo số lẻ sao cho vừa đĩa.
  • Trứng luộc: 3 quả trứng gà/ vịt. Nếu là trứng cút thì xếp khoảng 9 quả.
  • Xôi nếp: 1 đĩa.
  • Món xào
  • Món canh
  • Món luộc
  • Món chiên

Mâm cúng mặn cúng gia tiên với dịp lễ cúng rằm tháng giêng

4. Hướng dẫn cách cúng rằm tháng Giêng 2023 chuẩn phong tục Việt Nam

Cúng rằm tháng Giêng đơn giản tại nhà có thể làm theo các bước dưới đây:Bước 1: Chuẩn bị bàn thờ (Lau dọn mọi thứ trên bàn thờ bằng khăn sạch)Bước 2: Chuẩn bị và sắp sửa đủ lễ lên bàn thờBước 3: Đốt hương, gia chủ cắm hương lên bát nhang bàn thờ tổ tiênBước 4: Gia chủ thực hiện nghi thức thờ cúng và đọc văn khấnBước 5: Đợi hết lễ và hạ lễBước 6: Những thủ tục sau hạ lễ (hóa vàng, tiền giấy, thụ hưởng lễ vật…)Hy vọng bài viết đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về ngày rằm tháng Giêng. Từ đó có thể chuẩn bị lễ vật cho ngày rằm tháng Giêng 2023 tốt nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *