Các Nghi Lễ Khi Xây Nhà Mới Không Thể Thiếu

Có rất nhiều các nghi lễ khi xây nhà được ông cha ta lưu giữ từ bao đời nay.Bất kỳ gia chủ nào cũng cần phải biết, trước khi có ý định xây tổ ấm của mình.

Xây nhà là việc trọng đại, yếu tố tâm linh vì thế mà càng được chú trọng. Việc thực hiện các nghi lễ khi xây nhà để có thể tránh rủi ro phát sinh. Mặt khác sẽ mang đến may mắn, mọi thứ suôn sẻ. Hãy cùng Đồ cúng khám phá một số nghi lễ tuyệt đối không thể bỏ qua sau đây.

Lễ động thổ khi xây nhà mới, sửa nhà

Lễ động thổ là gì

Lễ động thổ xây nhà được thực hiện với mục đích để xin thần đất cho phép gia chủ. Thực hiện việc xây dựng trên mảnh đất đó. Gia chủ cần xem ngày giờ hợp tuổi làm lễ. Trước kia, thông thường lễ động thổ phải cúng tam sinh.

Hiện nay, gia chủ chỉ cần chuẩn bị cơ bản gồm con gà luộc, xôi, hương hoa. Sau khi làm lễ xong, chủ nhà xúc nhát cuốc đầu tiên, rồi mới cho đội thợ tiến hành đào móng.

Theo phong thủy, gia chủ phạm tuổi Kim Lâu và Hoang Ốc thì phải mượn tuổi làm nhà. Trong thời gian làm lễ, người này cần lánh khỏi nơi làm nhà xa với khoảng cách tối thiểu từ 50m trở lên.

Cách thức thực hiện lễ cúng động thổ

Lễ vật trong mâm cúng động thổ đơn giản cần chuẩn bị

  • Một bộ tam sên: 1 miếng thịt luộc, tôm luộc, trứng vịt luộc
  • Một con gà
  • Một đĩa xôi/bánh chưng
  • Một đĩa muối, một bát gạo, một bát nước
  • Rượu trắng, bao thuốc, lạng chè.
  • Một bộ quần áo Quan Thần Linh
  • Một đinh vàng hoa
  • Năm lễ vàng tiền
  • Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau
  • Năm quả tròn
  • Chín bông hoa hồng đỏ
  • 1 đĩa muối gạo
  • 3 hũ muối-gạo-nước

Người làm lễ cần ăn mặc chỉnh tề, thắp đèn nhang vái bốn phương, tám hướng. Tiếp theo là quay vào mâm lễ khấn vái. Đợi khi hương tàn thì đem hóa tiền vàng, giấy bạc, rải muối gạo. Chú ý, gia chủ cần giữ lại 3 hũ muối, gạo, nước tới lễ nhập trạch thì đem để nơi thờ Táo Quân.

Lễ cất nóc 

Các nghi lễ khi xây nhà ở bất cứ một công trình xây dựng nào. Cũng không thể thiếu lễ cất nóc. Chỉ trừ những công trình không có phần nóc, còn hầu hết nhà ở đều cần tiến hành nghi lễ này.

Xem Thêm:  Mâm cúng giỗ tổ nghề tóc bao gồm những gì?

Hiểu về lễ cất nóc là gì

Hiểu đơn giản, lễ cất nóc là lễ Thượng Lương. Đối với nhà mái dốc, có kèo sẽ. Tổ chức vào ngày gác thanh giữa nóc nhà. Còn với kiểu thiết kế nhà ở đa dạng như hiện nay. Lễ cất nóc diễn ra vào ngày đổ bê tông cho sàn mái công trình.

Một nghi thức mang ý nghĩa tâm linh, với mong muốn mọi việc diễn ra thuận lợi. Toàn bộ thành viên sống trong ngôi nhà được bình yên, mạnh khỏe. Ngôi nhà bền vững, chắc chắn theo thời gian.Những công trình lớn, lễ cất nóc cũng rất được coi trọng vì nó là dấu móc cho việc hoàn thiện phần thân của dự án.

Thực hiện lễ cất nóc

Để thực hiện lễ cất nóc, gia chủ cần chọn ngày giờ Hoàng đạo. Thường sẽ cần nhờ tới thầy phong thủy xem xét kỹ càng.

Lễ vật trong mâm cúng lễ cất nóc chuẩn bị những đồ lễ sau:

  • 1 con gà, 1 đĩa xôi/bánh chưng
  • 1 bát nước, 1 đĩa muối, 1 bát gạo
  • 1 bộ đinh vàng hoa
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh có đầy đủ quần áo, mũ, hia màu đỏ, riêng kiếm là màu trắng.
  • Rượu trắng, thuốc lá, chè khô
  • 5 lễ giấy vàng tiền
  • 5 oản đỏ, 5 quả cau và 5 lá trầu
  • Mâm ngũ quả
  • 9 bông hồng đỏ

Lễ cúng mở cổng

Lễ cúng mở cổng cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật

Lễ cúng mở cổng là gì?

Theo quan niệm của người Việt từ xa xưa, những ngôi nhà xây trong ngõ thường có lễ cúng mở cổng. Mục đích là thông báo với các vị thần linh, tổ tiên và câu mong mọi điều tốt đẹp. Cần lưu ý một số kiêng kỵ khi làm cổng nhà:

  • Cửa nhà WC, phòng ngủ không được đối diện với cổng chính ra vào
  • Cổng không đối diện với bếp, cây
  • Tránh xây cổng đối xứng với đường dân cư

Cách thực hiệnlễ cúng mở cổng là gì?

Mâm cúng gồm những vật phẩm sau:

  • 1 con gà luộc
  • Xôi/bánh chưng 1 đĩa
  • 1 chai rượu trắng, thuốc – chè 1 bao
  • Vàng mã, tiền
  • Trầu 5 lá, cau 5 quả.
  • Mâm ngũ quả

Lễ nhập trạch về nhà mới

Lễ nhập trạch vào nhà mới đều cầu mong cuộc sống, công việc, làm ăn thuận lợi

Lễ nhập trạch là gì?

Nhập trạch là một trong những nghi lễ khi xây nhà cổ truyền phổ biến nhất. Không phân biệt công trình lớn nhỏ, nhà xây hay nhà mua.Vốn là từ Hán Việt, nhập nghĩa là vào, còn từ trạch tức là chỉ nhà. Hiểu nôm na, lễ nhập trạch là lễ vào vào ngôi nhà mới. Nó đóng vai trò như việc đăng ký hộ khẩu với thần thổ địa cai quản mảnh đất.

Theo quan niệm của người Việt từ ngàn đời nay, mỗi mảnh đất đều được cai quản. Và bảo vệ bởi vị thần thổ địa. Do đó, nếu muốn việc sinh sống, làm ăn “thuận buồm xuôi gió”, gia chủ cần làm lễ trình báo.

Xem Thêm:  Tìm Hiểu Tục Lệ Cúng Rằm Tháng Chạp Của Người Việt

Cách thực hiện lễ nhập trạch về nhà mới

Việc đầu tiên gia chủ cần làm đó là là đốt lò than và đặt tại cửa chính ra vào. Đồ cúng được bày biện gọn gàng, ngay ngắn. Chủ nhà, đa phần là nam giới, người trụ cột gia đình sẽ bước qua lò than. Tay bê bát hương cùng bài vị tổ tiên của gia đình. Chân trái trước, chân phải sau.

Các thành viên khác trong nhà sẽ thao sau và lần lượt cũng bước qua lò than. Tay cầm theo đồ dùng như chiếu, nệm, bếp, tài sản. Tuyệt đối không ai được đi tay không vào nhà.

Khi bước chân đầu tiên vào nhà, gia chủ phải bật điện sáng và mở hết cánh cửa. Nhằm lưu thông không khí, xóa đi sự u ám, hơi lạnh. Nhất là với những ngôi nhà lâu không có người tới ở.

Tiếp theo là công việc sắp xếp bàn thờ gia tiên, thổ địa. Mâm cúng đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà. Người đại diện lễ cúng thắp nhang, đọc văn khấn. Các thành viên khác cũng chắp tay nghiêm trang.

Trong thời gian chờ tàn nhang, gia chủ bật bếp nấu nước pha trà dâng lên mâm cúng. Việc nấu nước ẩn chứa ý nghĩa là khai hỏa, làm bừng sáng, tạo sức sống mới cho ngôi nhà.

Sau khi nhang tàn, gia chủ tốt viền vàng mã. 3 hũ muối, gạo, nước nên được giữ lại. Vì nó là biểu tượng cho sự no đủ, nên đặt vào bàn thờ Táo quân. Kết thúc nghi lễ khi xây nhà này, mọi người có thể tùy ý mang, sắp xếp đồ dùng theo ý muốn.

Lưu ý khi làm lễ nhập trạch ở nhà mới

Những căn hộ chung cư cũng thực hiện nghi thức như với nhà ở mặt đất bình thường. Lễ cúng tuần tự theo các bước trên. Ngoài ra, chủ nhà có thể bổ sung những phần việc sau.

Nghi thức xông nhà

Thực tế, không bắt buộc phải có nghi thức xông nhà trong lễ nhập trạch. Tuy nhiên, nếu muốn gia chủ có thể dùng ít thảo dược, trầm hương đốt và xông khắp nhà để xua đuổi tà khí. Đặc biệt là ở các ngóc ngách tối, nơi ẩm thấp, nhiều mùi hôi.

Trấn nhà

Chủ nhà có thể dùng tiền xu, đá phong thủy để trấn nhà. Nhằm cầu may, thu hút tài lộc. Thông thường, chủ nhà sẽ chia đều và chôn vào 4 góc nhà. Nhưng với những căn nhà có hình thù không rõ góc nhà, bạn hãy cho vào hũ nhỏ. Sau đọc vải đỏ cẩn thận và để trong góc khuất trong nhà.

Treo chuông gió

Chuông gió hay còn được gọi là phong linh. Công dụng chính là luân chuyển không khí, xua tà khí vào nhà.

Lễ tân gia

Lễ tân gia đãi khách tổ chức theo điều kiện và mong muốn của gia chủ

Tân gia là gì?

Tân tức là mới, gia là nhà, lễ tân gia là lễ nhà mới. Tiệc tân gia có thể diễn ra cùng ngày với lễ nhập trạch. Quy mô tổ chức tùy theo điều kiện và mong muốn của từng gia đình. Lễ tân gia gồm 2 phần là lễ cúng và tiệc đãi khách.

Xem Thêm:  Bài cúng văn khấn rằm tháng Giêng 2023 chuẩn phong tục Việt

Cách thực hiện tân gia nhà mới

Lễ cúng tân gia cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật, để báo lên vị thần đất, ông bà tổ tiên. Cầu xin sự gia độ về làm ăn, sức khỏe, cuộc sống hạnh phúc cho cả nhà. Chuẩn bị mâm lễ tùy tâm gia chủ, nhưng phải có đủ chay – mặn.

Nếu muốn, bạn có thể làm mâm lễ chay hoàn toàn để giúp tâm thanh tịnh và tạo phúc phần cho con cháu. Hạn chế giết mổ tại nhà, thay vào đó là đặt sẵn hoặc mua từ ngoài chợ về nấu. Ngoài mâm cỗ là lễ vật tiền giấy, vàng mã. Trong trường hợp, gia chủ không mời được thầy về làm lễ, thì có thể tự mình đứng lên làm chủ lễ, đọc văn khấn.

Một vài lưu ý khi làm lễ tân gia là 

  • Chọn ngày lành tháng tốt để làm lễ
  • Chuẩn bị lễ vật đầy đủ, thực hiện đúng thứ tự nghi thức
  • Sau khi cúng xong, chủ nhà bật bếp ga, đun nước, pha trà dâng lễ
  • Chuẩn bị bát nước ngũ vị, vẩy ở các góc nhà sau khi lễ xong
  • Hóa vàng

Bên cạnh lễ cúng là tiệc đãi tân gia sau khi kết thúc lễ cúng. Sau đây là những vấn đề cần tính toán kỹ càng.

  • Bạn cần lên danh sách khách mời chi tiết, nghiên cứu thực đơn. Mặc dù không quá phô trương, mâm cao cỗ đầy, nhưng cũng không nên sơ sài.
  • Trang trí nhà cửa, thuê rạp nếu cần.
  • Làm thiệp mời dành cho những vị khách quý.
  • Chuẩn bị bài phát biểu thay lời cảm ơn.
  • Không cãi vã, khóc lóc, cãi nhau trong buổi tiệc.

Đồ Cúng cung cấp mâm cúng cho các nghi lễ khi xây nhà

Cung cấp mâm cúng cho các nghi lễ khi xây nhà

Không phải ai cũng đủ thời gian để tự tay chuẩn bị nghi lễ khi xây nhà. Đồ cúng được biết đến là địa chỉ uy tín về dịch vụ soạn mâm cúng theo yêu cầu. Chúng tôi mong muốn đem lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối.

Sau nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, hiện nay đơn vị đã có trong mình đội ngũ nhân viên đông đảo. Sẵn sàng tư vấn tận tình cho khách hàng trong việc đặt lễ vật. Làm mâm cúng chay, mâm cúng mặn cho lễ động thổ, cất nóc, lễ nhập trạch…

Chắc chắn, Đồ cúng sẽ là lựa chọn hàng đầu của khách hàng với dịch vụ trọn gói. Giao hàng tận nơi, đúng lịch hẹn, báo giá mâm cúng chi tiết, minh bạch.

Với cam kết phục vụ khách hàng chu đáo nhất. Khi quý khách cần làm các nghi lễ khi xây nhà, hãy liên hệ với Đồ Cúng để được hỗ trợ, tư vấn thiết kế, lên ý tưởng mâm cúng trọn vẹn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *