Cách Bày Mâm Cơm Cúng Giỗ Đơn Giản? Nghi Thức Cúng Giỗ Ông Bà

Cúng giỗ ông bà được coi một trong những hoạt động tâm linh đẹp đẽ của người Việt. Mâm cơm cúng giỗ đơn giản cần gồm những gì? Thủ tục nghi thức để cúng giỗ ông bà như thế nào?

Trong văn hóa tâm linh của người Việt không thể thiếu sự có mặt của truyền thống cúng giỗ. Mỗi một ngày cúng giỗ đều mang một ý nghĩa quan trọng đối với các thành viên trong gia đình. Chính vì thế, cúng giỗ cần phải được chuẩn bị chỉnh chu, đầy đủ. Mâm cơm cúng giỗ cần gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cụ thể về mâm cơm cúng cỗ đơn giản và nghi thức cúng ông bà truyền thống đúng cách..

Món ngon cúng đám giỗ với nhiều món ngon và cách chế biến đơn giản

Làm giỗ là một trong những nghi lễ truyền thống của người Việt Nam thể hiện quan niệm uống nước nhớ nguồn. Để giúp chuẩn bị cho đám giỗ tốt nhất, bài viết xin gợi ý những món ngon có thể chuẩn bị đơn giản.

Cúng đám giỗ là một trong những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Đây là dịp con cháu chuẩn bị các món ăn để dâng lên cúng ông bà tổ tiên đã khuất. Thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, ghi nhớ công ơn của các vị tổ tiên. Để giúp cho bạn có thể chuẩn bị được mâm cúng giỗ đơn giản với nhiều món ngon, bài viết sẽ chia sẻ một vài món ngon có thể dễ dàng chuẩn bị khi đám giỗ.

Ý nghĩa của ngày cúng giỗ ông bà?

Không biết chính xác có từ thời nào nhưng tục cúng giỗ ông bà. Đã trở thành nét đẹp văn hóa người Việt từ bao đời nay. Không chỉ vậy, nó còn là phong tục truyền thống đẹp đẽ. Cha truyền con nối trong văn hóa phương Đông.

Ngày cúng giỗ là ngày để các thành viên trong gia đình bày tỏ sự thương xót, tưởng nhớ đối với người đã khuất. Chính vì thế, ngày này rất quan trọng, con cháu trong nhà cần nhớ, không được phép quên.

Ngày cúng giỗ ông bà tổ tiên cũng là dịp để con cháu, các thành viên. Trong gia đình, họ hàng quây quần lại bên nhau, gắn kết tình cảm. Đối với một số ngày giỗ lớn, các con cháu làm ăn ở xa cũng về ngày này để sum họp. Tùy vào từng điều kiện, dù cúng giỗ lớn hay nhỏ, đơn giản. Thì bạn cũng tuyệt đối không được quên ngày cúng giỗ ông bà.

Nhiều gia đình, dòng họ khi mở rộng ngày cúng giỗ, sẽ họp đại gia đình, họp họ. Để bàn với nhau những công việc cần chuẩn bị. Thực đơn mâm cỗ cúng công bà trước 1 ngày để tránh sai xót. Có thể thấy, người Việt rất coi trọng ngày làm giỗ ông bà này.

Làm đám giỗ là một trong những nét đẹp lâu đời của người Việt Nam

Làm đám giỗ là một trong những phong tục tập quán cũng như nghi thức lâu đời của người Việt Nam để tưởng nhớ những người thân đã khuất. Thông thường ngày mà người ta lựa chọn để làm đám giỗ là ngày mất tính theo lịch âm của người thân.

Việc chúng ta tổ chức đám giỗ tại nhà cũng là một trong những cách thể hiện được lòng thành và sự biết ơn đối với những người đã mất. Tổ chức đám giỗ để cho con cháu có thể nhớ đến công lao của người đã khuất. Đồng thời cũng là dịp cho tất cả các thành viên trong gia đình cũng như bà con họ hàng đến để thăm hỏi lẫn nhau.

Xem Thêm:  Lễ cúng rằm tháng 7 cần chuẩn bị những gì chuẩn phong tục?

Việc chuẩn bị các món để làm đám giỗ không phụ thuộc nhiều vào văn hóa của địa phương. Tùy thuộc điều kiện của mỗi gia đình mà có thể chuẩn bị các lễ vật để dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Có người chỉ là một mâm cơm đơn giản với một vài món ăn thường ngày. Tuy nhiên cũng có rất nhiều gia đình bày tiệc cỗ linh đình để mời bà con họ hàng đến tham dự.

Dựa trên văn hóa truyền thống của gia đình mà có thể cúng chay hoặc cúng mặn. Đối với những gia đình theo đạo Phật, họ sẽ chuẩn bị mâm cúng chay cho lễ cúng đám giỗ.

Những ngày cúng giỗ ông bà quan trọng cần nhớ 

Giỗ đầu (Tiểu Tường) 

Giỗ Đầu hay có tên gọi Hán Việt là Tiểu Tường (chữ Hán: 小祥). Đây là ngày giỗ đầu tiên tròn 1 năm sau khi người đã khuất mất. Nằm trong thời kỳ tang đầu, vì thế trong ngày giỗ này ai cũng bi ai, nhớ nhung người đã khuất.

Bởi vì những người còn sống vẫn còn đau khổ, xót xa và tưởng nhớ người mất. Nên ngày giỗ đầu rất được coi trọng. Trong ngày này, người ta sẽ thường tổ chức long trọng như ngày để tang năm trước. Con cháu trong gia đình vẫn sẽ mặc đồ tang phục.

Khi tế lễ và khấn Gia tiên, bởi vì quá đau khổ nhớ nhung mà người thân của người quá cố. Có thể khóc như ngày đưa tang năm ngoái. Thậm chí, đối với nhà có điều kiện có thể thuê thêm đội kèn trống đám ma nữa.

Giỗ hết (Đại Tường) 

Giỗ Hết hay còn gọi là Đại Tường (chữ Hán: 大祥). Đây là ngày chuẩn bị mâm cúng giỗ người mất tròn 2 năm. Vẫn thuộc thời kỳ tang 3 năm. Trong ngày làm giỗ này, người ta vẫn sẽ tổ chức trang nghiêm, tôn kính.

Khi tế lễ và Gia tiên, giống như giỗ đầu, con cháu trong gia đình. Vẫn cần mặc tang phục và khóc. Đội kèn trống đám ma vẫn có thể được thuê đối với nhà có điều kiện.

Giỗ thường (Cát Kỵ)

Giỗ Thường có tên gọi khác là ngày Cát Kỵ (chữ Hán: 吉忌). Đây là ngày cúng giỗ sau khi người đã khuất được ba năm trở lên. Cát kỵ mang ý nghĩa là Giỗ lành.

Ở trong những ngày cúng giỗ thường, con cháu sẽ mặc đồ thường. Không cần mặc tang phục và tổ chức long trọng như 2 ngày giỗ trên. Đây sẽ dịp con cháu người thân của người quá cố về sum họp để tưởng nhớ người đã mất. Khách khứa được mời sẽ không còn rộng rãi và tổ chức nghiêm trang như lễ Tiểu Tường và Đại Tường.

Ngày cúng giỗ thường sẽ được tổ chức hàng năm đến hết năm đời. Trong văn hóa tâm linh dân gian được tin rằng sau năm đời, vong linh của người quá cố sẽ được siêu thoát, đầu thai hóa kiếp. Chính vì thế, con cháu sẽ không cần cúng giỗ nữa mà gộp chung vào với kỳ xuân tế.

Mâm cơm cúng giỗ ông bà cần gồm những gì?

Tùy thuộc vào đặc điểm của từng vùng miền, mâm cúng giỗ sẽ được chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết trên mâm cơm cúng giỗ sẽ là những món ăn đặc sản. Món ăn quen thuộc của vùng miền đó. Ngoài ra, đó còn là những món mà người đã mất khi còn sống thích ăn.

Mâm cơm cúng giỗ miền Nam cần gồm những gì?

Rất khó để nắm rõ được các món yêu thích của người quá cố nếu là đời trước, đời trước nữa. Chính vì thế, dựa theo hoàn cảnh gia đình, gia chủ cần chuẩn bị đầy đủ các món hầm, thịt luộc, xào và kho cho mâm cơm cúng giỗ ông bà.

Khi dâng mâm cúng giỗ không chỉ đơn thuần là dâng cúng cho cha mẹ đã quá cố, hay một người cụ thể nào đó. Đây là dịp dâng cúng cho ông bà tổ tiên nhiều đời của gia chủ. Do đó, dù cúng 3 mâm ở 3 bàn thờ khác nhau (giữa, bên trái và bên mặt) hay 1 ban thờ thì mâm cúng giỗ cần phải giống nhau.

Dưới đây là một số gợi ý mâm cúng giỗ miền Nam:

  • Món kho: thịt lợn khi, cá lóc kho với nước dừa đậm đà hương vị miền Nam.
  • Món thịt luộc: thịt ba chỉ luộc xắt mỏng xếp lên đĩa đẹp mắt.
  • Món hầm: thịt heo hầm. Thông thường là món giò heo hầm măng tre Mạnh Tông, món ăn đặc sản của Nam Bộ
  • Món xào: tùy thuộc vào khẩu vị của gia đình, có thể chuẩn bị món xào chua, xào mặn kết hợp cùng với rau khác nhau. Trong mâm cúng giỗ miền Nam thường sẽ không có sự xuất hiện của món thịt rừng.
Xem Thêm:  Không cúng đầy tháng có sao không? Nếu cúng cần gì?

Mâm cỗ cúng giỗ miền Bắc cần gồm những gì?

Mâm cúng ngày giỗ miền Bắc gồm những món ăn quen thuộc, phù hợp với khẩu vị từng gia đình. Có thể trang trí bày biện thêm đẹp mắt để mâm cúng giỗ thêm phần trang trọng. Bày tỏ tấm lòng con cháu với người quá cố. Những món ăn dưới đây bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trên các mâm cỗ miền Bắc từ xưa đến nay:

  • 1 bát cơm trắng, 1 đĩa xôi gấc hoặc xôi sen dừa
  • Xôi vò, chè bưởi
  • Hộp bánh dầy đậu 6 chiếc
  • Chả quế
  • Thịt lợn quay hoặc bê thui
  • Giò lụa / giò bò thì là, Giò mỡ, Giò bì
  • Chân giò (giò heo) hầm măng khô, mộc nhĩ
  • Gà luộc
  • Nem dê
  • Tôm sú hay tôm càng rim
  • Lòng gà xào giá/ đậu ve/ su hào
  • Chuối nấu xương lợn
  • Nộm măng
  • Chả đa nem rán giòn

Mâm cúng giỗ ông bà theo phong vị miền Trung cần chuẩn bị những gì?

Nổi tiếng là người cầu kỳ trong khâu chuẩn bị món ăn, đặc biệt là Huế với sự ảnh hưởng rất lớn của cung đình Huế trải qua nhiều triều đại xưa. Chính vì lẽ đó, các món ăn trên mâm cúng giỗ miền Trung có vẻ ngoài bắt mắt, cầu kỳ từ khâu chuẩn bị.

Mâm cúng giỗ sẽ gồm đầy đủ cả 4 loại: món xào, 1 bát canh, món ăn từ thịt, tôm cá. Dưới đây là 1 số gợi ý mâm cúng giỗ đầy đủ:

  • 1 đĩa thịt vịt luộc + bát nước mắm gừng để chấm
  • Nộm gà cùng rau răm, tiêu và muối
  • 1 đĩa thịt lợn luộc + bát mắm tôm
  • 1 đĩa thịt heo quay
  • 1 đĩa thịt bò nướng
  • 1 đĩa nem cuốn lá ram
  • Cá chiên khúc
  • Tôm rim hay tôm rang
  • Vã trộn với tôm
  • Canh khổ qua nhồi thịt
  • Canh bún nổi giò heo hoặc nấu cùng với lòng gà/ vịt
  • Canh củ hầm thịt bò

Một số điều kiêng kị khi chuẩn bị mâm cỗ cúng giỗ ông bà

Mâm cúng giỗ cần chuẩn bị đầy đủ và tươm tất, thể hiện lòng kính trọng, tưởng nhớ của người sống đối với người đã mất. Một số điều kiêng kị khi chuẩn bị mâm cúng bạn cần chú ý:

  • Không lựa chọn những món mà người mất không thích ăn khi còn tại thế.
  • Trước khi thắp hương, dâng mâm cúng giỗ, tuyệt đối không được nêm nếm, đụng đũa ăn thử các món ăn
  • Trên mâm cúng giỗ, không đặt các món gỏi sống, có mùi hăng, tanh như tỏi, thịt sống…
  • Không sử dụng cá mè, cá trê, cá sông để làm món ăn dâng cúng giỗ
  • Sử dụng những bát đĩa mới, sạch sẽ không bị sứt mẻ để bày mâm cơm cúng giỗ
  • Nếu có 1 bộ bát đũa, đĩa dùng riêng cho việc cúng bái, giỗ chạp càng tốt
  • Tránh sử dụng các chén bát đã qua sử dụng, bị bẩn đặt lên mâm cúng
  • Không sử dụng đồ đóng hộp, đặt đồ ăn làm sẵn tại nhà hàng để đặt vào mâm cúng giỗ

Cần dâng cúng gì trong ngày cúng giỗ ông bà?

Ngoài việc chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ tươm tấp và đầy đủ, gia chủ cần chuẩn bị thêm một số lễ vật khác để dâng cúng, cụ thể:

  • Một mâm cơm cúng giỗ
  • Trái cây theo mùa tươi , đẹp mắt
  • Vàng mã, tiền giấy, nén hương, phẩm oản
  • Bộ quần áo, tập tiền, xe cộ, nhà cửa…. bằng giấy
  • Cặp hình nhân bằng giấy

Việc tổ chức ngày cúng giỗ phụ thuộc nhiều vào khả năng tài chính, điều kiện của từng gia đình. Nhưng tuyệt đối không được quên hay bỏ qua ngày giỗ. Đối với gia đình kinh tế hạn hẹp hoặc yếu tố khách quan khác, có thể chuẩn bị đĩa xôi, đĩa thịt luộc và tiền vàng để dâng cúng.

Sau khi cháy được ⅔ nén hương hoặc đợi hương tàn, gia chủ sẽ lễ tạ và đem tiền vàng, giấy vàng để đi hóa. Gia đình có thể mời anh em họ hàng xa hoặc hàng xóm đến tham dự. Sau khi hóa vàng xong, các thành viên trong gia đình và khách khứa quây quần dùng cỗ, tưởng nhớ người đã mất.

Xem Thêm:  Bộ Tam Sên Cúng Khai Trương Gồm Những Gì Là Đúng Lễ?

Làm sao để bày biện mâm cơm cúng đám giỗ đẹp mắt?

Tùy vào thực đơn đám giỗ khác nhau mà sẽ có cách bố trí khác nhau. Tuy nhiên khi chúng ta bày biện mâm cỗ cúng giỗ ông bà cũng cần thể hiện được sự chu đáo. Và đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.

  • Khi chúng ta bài điện lại vật lên bàn thờ gia tiên cần phải chú ý để bát cơm vào trong mâm cỗ. Tuyệt đối không bài biện bát cơm cúng giỗ dưới đất.
  • Trong một mâm cỗ cúng giỗ cần phải thiết kế đầy đủ với nhiều món ăn. Bao gồm có canh, xào, luộc, rán và chiên.
  • Bên cạnh đó cần phải bày thêm bánh trái, các loại hoa quả và trà nước.
  • Tất cả những món ăn dâng cúng lên bàn thờ của ông bà tổ tiên không được nếm thử trước. Đây là một trong những yếu tố có thể khiến cho bạn vô lễ với người đã khuất.
  • Tuyệt đối không nên chuẩn bị những món ăn mà người đã khuất không thích khi còn sống. Tốt nhất là chúng ta nên cúng kiến những món ăn mà người mất thích.
  • Mâm cơm sử dụng cho việc cúng giỗ nên chuẩn bị bát đũa riêng. Không nên sử dụng các vật dụng chung với người sống.
  • Nếu như gia đình chuẩn bị ba mâm cúng ở bàn thờ cần phải bày biện thức ăn giống nhau. Đây là một trong những cách thể hiện được làm thành của gia chủ khi cúng kiến.

Tùy theo yêu cầu và điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta có thể phối hợp nhiều món ăn khác nhau để dâng cúng nên ông bà tổ tiên. Dù chuẩn bị món ăn nào cũng cần phải thể hiện được lòng thành của con cháu đối với người đã khuất. Cũng như tổ chức đám giỗ một cách trang nghiêm, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về “mâm cúng giỗ cần gồm những gì?”. Dựa theo đặc điểm của từng vùng mà mâm cơm cúng giỗ sẽ có sự khác biệt khác nhau, thể hiện sự phong phú văn hóa ẩm thực, tâm linh của người Việt. Hy vọng bạn đọc tìm được thông tin hữu ích về nét đẹp văn hóa này.

Tag: mâm cúng giỗ cha mẹ | Cách bày mâm cúng giỗ | Hình ảnh mâm cơm cúng giỗ | Một mâm cỗ ngon gồm những món gì | Thực đơn mâm cỗ ngon | Thực đơn mâm cúng giỗ |mâm com cúng giỗ ông bà | Mâm cơm cúng giỗ miền Nam | Thực đơn mâm cỗ giỗ miền Bắc

Nên đặt mâm cúng đám giỗ ở đâu?

Không phải gia đình nào cũng có nhiều thời gian để chuẩn bị mâm cơm cúng đám giỗ. Để tiết kiệm thời gian nhiều gia đình có nhu cầu sử dụng dịch vụ đặt mâm cơm cúng đám giỗ. Hoặc liên hệ với đơn vị đặt mâm cúng để tổ chức một bữa tiệc linh đình mời bà con và họ hàng đến tham dự.

Đồ Cúng là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lấy vật mâm cúng đám giỗ. Các món ăn mà chúng tôi cung cấp sử dụng những nguyên liệu tươi ngon. Được chế biến theo khẩu vị của người Việt Nam, với rất nhiều món ăn phù hợp với văn hóa vùng miền.

Khẳng định chất lượng và giá cả của mâm cơm cúng đám giỗ vô cùng cạnh tranh so với đối thủ khác trên thị trường. Hỗ trợ tư vấn tận tâm đã giúp cho quý khách hàng có thể lựa chọn mâm cơm cúng chất lượng. Nếu quý khách hàng có nhu cầu đặt mâm cơm cúng đám giỗ vui lòng gọi cho chúng tôi theo số hotline.

Với những thông tin chia sẻ về món ngon cúng đám giỗ, hy vọng quý khách hàng có thể lựa chọn được những món ăn phù hợp khi thực hiện nghi lễ cúng giỗ tại nhà.

Gợi ý bài văn khấn, cách cúng đúng trong các nghi lễ cúng của người Việt

Tag: Thực đơn mâm cúng giỗ | Cách bày mâm cúng giỗ | Mâm com cúng giỗ ông bà | Mâm cơm cúng ông bà | Mâm cơm cúng đơn giản | Hình ảnh mâm cơm cúng giỗ | Mâm cơm cúng gia tiên gồm những món gì | mâm cơm cúng giỗ miền nam | Thực đơn mâm cỗ giỗ miền Bắc | Mâm cơm cúng giỗ miền Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *