Cách Cúng Rằm Tháng Chạp Đầy Đủ Nhất

Cúng rằm tháng chạp là nghi lễ cúng quen thuộc của dân tộc ta. Nghi lễ này được thực hiện vào ngày rằm tháng 12 âm lịch, là ngày rằm cuối cùng trong năm. Đây là một trong những ngày rằm quan trọng trong một năm vì mang ý nghĩa chuẩn bị kết thúc một năm cũ và sắp đón chào một năm mới. Vào ngày này dù bận rộn đến đâu, các thành viên trong gia đình cũng sẽ cố gắng có mặt đông đủ để dự buổi lễ quan trọng này. Nghi lễ mang ý nghĩa tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, đồng thời cũng là để mỗi thành viên trong gia đình thức tỉnh, gửi gắm hy vọng. Tuy là một nghi lễ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tục lệ này. Sau đây xin mời các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về nghi lễ đặc biệt này.

Cúng rằm tháng chạp giống và khác gì so với những ngày rằm khác

Trước khi đón năm mới, người Việt ta sẽ có ba lễ cúng quan trọng. Đầu tiên là lễ cúng Rằm tháng chạp, hai là lễ cúng ông táo, ông công và ba là cúng tất niên. Có thể nhận thấy rằng lễ cúng rằm tháng chạp là lễ cúng đầu tiên trong ba lễ cúng cuối năm này, và cũng là lúc đánh dấu sự chuyển mình khi mùa xuân với không khí tết râm ran sắp đến.

Bắt đầu từ rằm tháng chạp là lúc mỗi gia đình lo nghĩ đến việc chuẩn bị tết như cần chuẩn bị những món ăn gì cho tết, chuẩn bị những gì để gói bánh chưng, … Thời điểm cuối năm này cũng là thời điểm mọi người dần dần chậm lại nhịp sống của mình để chuẩn bị tâm thế đón một cái tết ấm no. Thời điểm rằm cuối năm là một thời điểm ý nghĩa hơn bao giờ hết, nó giúp cho mọi người có dịp để tổng kết lại những điều đã trôi qua và bắt đầu lên kế hoạch cho những điều mới mẻ sắp đến.

Ít ai biết ngày rằm tháng Chạp này cũng mang cho mình một câu chuyện riêng của nó. Đây là ngày mà được người xưa gọi là ngày Vọng, tức là thời điểm mặt trăng và mặt trời thông suốt. Dương gian và cõi tâm linh giao hòa cùng nhau, người trần và người âm được gần nhau nhất. Vì vậy người ta tin rằng ngày này là ngày dễ dàng để cầu xin những điều may mắn vì người âm đang ở gần ta nhất, chỉ cần cầu khấn với một lòng thành tâm thì ắt hẳn ta sẽ nhận được những điều may mắn. Bên cạnh đó vào ngày Vọng này, khi trời đất dung hòa sẽ là lúc con người nhận được sự thuần khiết, thành sạch nhất. Con người như được gội rửa tâm hồn, trôi sạch đi những xấu xa, những nhơ bẩn, chỉ để lại sự tinh khiết nhất trong tâm hồn, để cả tâm can và thân xác đều có thể hướng đến những điều thiện lạnh, sáng suốt.

Xem Thêm:  Sắm Lễ Vật Cúng Khai Trương Như Thế Nào Để Có Nhiều Tài Lộc?

Giống như rất nhiều nghi lễ cúng khác của dân tộc ta, cúng rằm tháng giêng cúng mang ý nghĩa đó là tưởng nhớ ông bà tổ tiên. Khi trời đất dung hòa, cõi âm cõi dương như gần nhau nhất, thì cũng là lúc những người còn sống nhớ đến người đã khuất. Chính sự tưởng nhớ này giúp cho con người ta cảm thấy được sự an lạc, bình an hơn, cảm thấy được bảo vệ, che chở bởi ông bà tổ tiên của mình hơn. Và cũng là lúc để chúng ta gửi gắm những hi vọng vào một năm mới sắp sửa đến.

Nghi lễ cúng rằm tháng Chạp cũng không khác các nghi lễ cúng rằm khác quá nhiều. Sự khác nhau lớn nhất ở đây chính là thời điểm. Đây là thời điểm cuối năm vì thế nên các gia đình luôn muốn chuẩn bị một lễ cúng tươm tất, đầy đủ với một tâm thế khẩn trương nhất vì tết cũng đã sắp đến gần.

Cúng rằm tháng chạp cần những lễ vật gì

Tùy theo phong tục và điều kiện gia đình mà mâm lễ cúng rằm tháng chạp sẽ khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào tín ngưỡng tôn giáo, phong tục tập quán và khí hậu của mỗi địa phương. Tuy nhiên về cơ bản thì vẫn sẽ có những lễ vật sau đây.

  • Hoa tươi
  • Nhang, đèn
  • Trầu cau
  • Trái cây
  • Nước, rượu
  • Vàng mã
  • Chè
  • Bánh kẹo…

Bên cạnh đó trong mâm cỗ bày lên sẽ có các món mặn như sau:

  • Gà luộc
  • Xôi
  • Bánh chưng
  • Giò, chả
  • Nem
  • Thịt đông
  • Canh miến…

Với các gia đình muốn bày biện tươm tất hơn thì có thể chuẩn bị các món cầu kỳ hơn. Ví dụ với xôi thì có thể sử dụng xôi gấc, bởi vì màu đỏ trong món ăn này thể hiện sự may mắn, phát tài phát lộc. Về cơ bản các món ăn mặn đại diện cho sự sung túc, giàu sang của gia chủ. Một điểm đặc biệt trong các món ăn đó là đối với món gà luộc cần chọn gà trống to. Bởi theo quan niệm dân gian, gà trống chính là biểu tượng của đức tính Trí, Dũng, Nhân.

Trong ngày Rằm tháng Chạp, ngoài việc bày chuẩn bị mâm lễ cúng, một số gia đình còn có thêm nghi thức dâng sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia. Bởi vì theo các nhà sư, việc làm này sẽ giúp mỗi người được gột rửa những tội lỗi, giúp tâm hồn bình an, thạnh tịnh, sạch sẽ hơn. Khi lên chùa vào ngày này cũng giúp chúng ta trực tiếp cảm nhận được sự bình an, thuần khiết trong tâm hồn. Vì vậy đối với các gia đình theo đạo Phật, đây là một nghi lễ không thể thiếu trong năm.

Xem Thêm:  Cách thực hiện lễ cúng khởi công sửa nhà chuẩn phong tục Việt

Ý nghĩa một số lễ vật trong mâm cúng rằm tháng chạp

Mâm ngũ quả

Trong mâm cúng rước ông bà ngày 30 tết hay bất kỳ mâm cúng nào của người dân ta đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Với ý nghĩa về sự đầy đủ, tròn trịa mà mâm ngũ quả mang, đây dường như trở thành một món đồ lễ quen thuộc và cũng là quan trọng nhất trong bất cứ nghi lễ nào. Các loại trái cây được chọn để bày biện cũng đa dạng tùy từng vùng miền. Cần chọn những quả tươi mới, không héo úa, màu sắc bắt mắt để tạo tính thẩm mỹ cho cả mâm cúng.

Hoa tươi

Những loài hoa luôn là biểu tượng cho sự may mắn, bình yên cho bất kỳ mâm cúng nào. Chúng ta có thể chọn các loài hoa quen thuộc như hoa ly, hoa đồng tiền, hoa cúc. Những bông hoa được chọn cần tươi mới với mùi hương nhẹ nhàng không quá nồng nặc.

Các đồ mặn khác

Các món mặn là thứ lễ vật không thể thiếu. Trong mâm cúng này cũng có những món ăn mặn quen thuộc như thịt gà luộc, thịt heo quay, thịt kho, … Các lễ vật này biểu trưng cho sự đầy đủ, sung túc của gia đình và để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ tới.

Bánh chưng

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong bất kỳ mâm cúng nào của ngày tết. Bánh chưng xanh hình vuông biểu trưng cho sự tròn đầy của trời đất, là biểu trưng cho một nét văn hóa đặc biệt của dân tộc ta. Đây là món ăn giúp gia đình cầu mong một năm mới tốt lành, may mắn, làm ăn phát đạt, thuận buồm xuôi gió.

Cách cúng rằm tháng chạp

Thủ tục cúng rằm tháng chạp cũng không có nhiều nghi thức phức tạp, cồng kềnh và được thực hiện đơn giản như sau:

  • Đầu tiên đặt mâm lễ lên bàn thờ gia tiên.
  • Các con cháu có mặt đông đủ, đừng nghiêm trang trước bàn thờ ông bà.
  • Gia chủ đại diện thắp hương, đọc văn khấn tế, sau đó lạy 3 lạy.
  • Con cháu phía sau cũng lạy 3 lay theo gia chủ, sau đó lần lượt lên cắm một nén hương lên bát hương.

Thời gian cúng rằm tháng chạp

Cúng rằm tháng chạp không quy định chặt chẽ về thời gian làm lễ cúng, nhưng cũng cần chọn những giờ thuận lợi để thực hiện nghi lễ. Các gia đình nên tránh cúng quá sớm hay quá muộn. Thời gian cúng có thể bắt đầu từ ngày 14 cho tới ngày 15 tháng Chạp. Chú ý không làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi mặt trời lặn. Khung giờ hợp lý nhất là chiều tối ngày 14 âm lịch và sáng ngày 15 âm lịch.

Xem Thêm:  Cha Mẹ Cần Phải Làm Gì Khi Bé Đủ 3 Tháng 10 Ngày?

Một số điều cần kiêng khem trong ngày cúng rằm tháng chạp

Trong ngày rằm tháng chạp hay bất cứ ngày lễ nào đều có những việc kiêng kị không được thực hiện. Sau đây hãy cùng điểm lại những điều kiêng kị đó.

  • Không vay mượn tiền nong.
  • Không làm việc hại người.
  • Không gây gổ, cãi cọ, đánh nhau.
  • Không làm vỡ gương, chén bát…

Ai là người thực hiện lễ cúng rằm tháng chạp này?

Trong gia đình truyền thống của dân tộc ta từ trước đến này, người đàn ông luôn là trụ cột trong nhà. Vì vậy đối với lễ cúng rằm tháng chạp, người thực hiện lễ cúng cũng chính là người đàn ông trụ cột gia đình. Tuy nhiên nếu trong nhà không có người đàn ông hoặc người đàn ông không còn sức khỏe để cúng viếng thì có thể ủy thác lại cho người phụ nữ, người có tiếng nói trong gia đình.

Trước khi làm lễ, người chủ lễ phải tắm gội sạch sẽ, quần áo gọn gàng tươm tất, thể hiện sự trang nghiêm, thành tâm với lễ cúng. Có như vậy thì thần phật, gia tiền mới cảm nhận được sự thành tâm của bạn để phù hộ độ trì cho gia đình. Tuyệt đối không đùa giỡn, đánh nhau chửi nhau, cãi cọ nhau khi đang hành lễ. Đây là nguyên tắc áp dụng đối với tất cả các gia đình khi thực hiện nghi lễ cúng rằm tháng chạp.

Mâm cúng rằm tháng chạp là một mâm cúng quen thuộc, đơn giản. Tuy nhiên với nhiều gia đình, nhất là những gia đình trẻ đôi khi còn lúng túng trong các bước chuẩn bị một mâm cúng sao cho chu đáo. Để không phải băn khoăn về điều đó, hãy tham khảo dịch vụ cung cấp mâm cúng của thương hiệu Đồ Cúng. Với nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp những dịch vụ đồ cúng cho các gia đình Việt Nam, chúng tôi tự tin rằng sẽ mang đến cho gia đình bạn một mâm cúng đầy đủ, chất lượng nhất. Các món ăn trên mâm cúng sẽ được chuẩn bị chu đáo nhất bằng những nguyên liệu tươi ngon, sạch sẽ.

Với sự tin tưởng của khách hàng từ trước đến nay, chúng tôi tự hào rằng thương hiệu Đồ Cúng là một trong những đơn vị đi đầu về mảng đồ cúng tâm linh trên toàn quốc. Chúng tôi cam kết sẽ đưa đến khách một mâm cúng chất lượng với giá cả phải chăng nhất, cùng bạn thành tâm hướng về tổ tiên của mình.

Hãy đánh dấu ngày rằm cuối cùng trong năm bằng một mâm cúng tươm tất, chất lượng để cầu chúc cho một năm mới sắp đến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *