Cách Làm Nhân Đậu Xanh Truyền Thống Cho Bánh Trung Thu

Bánh trung thu nhân đậu xanh là một món ăn truyền thống vô cùng quen thuộc và chẳng thể nào thiếu đi trong ngày tết thiếu nhi hay còn được gọi là ngày rằm tháng 8. Việc tự tay chuẩn bị và làm ra những chiếc bánh trung thu nhân đậu để biếu, để tặng người thân là điều hết sức ý nghĩa. Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng bánh để dâng lên bàn thờ tổ tiên, là lễ vật cúng vô cùng quan trọng trong ngày rằm lớn.

Tên gọi và ý nghĩa của ngày rằm tháng 8

Việt Nam nói riêng hay những nước phương Đông nói chung, các nghi thức thờ cúng và nhiều buổi lễ đã trở thành một phong tục tập quán vô cùng quan trọng. Trở thành một yếu tố tinh thần không thể nào thiếu, góp phần lớn trong đời sống tâm linh. Ngày rằm tháng 8 trước nay được nhiều người biết đến với cái tên là tết trung thu. Bên cạnh đó, ngày lễ này còn có những cách gọi khác nữa, ví dụ như là tết thiếu nhi, tết đoàn viên hay tết trông trăng,… Bởi lẽ có nhiều tên gọi như thế vì mỗi tên gọi sẽ mang một ý nghĩa đặc biệt trong ngày lễ này.

  • Quen thuộc nhất, ta vẫn hay nghe ngày lễ này là tết trung thu. Vì dịp này được tổ chức vào khoảng thời gian ở giữa mùa thu, diễn ra vào ngày 14 và ngày 15 âm lịch tháng 8 (tính theo lịch âm).
  • Theo cách gọi dân gian truyền thống của người Việt thì tháng nào cũng sẽ có ngày rằm, tức ngày trăng tròn, là vào giữa tháng. Thì ngày rằm tháng 8 chính là ngày 14 và 15 âm lịch. Đây cũng được xem là ngày rằm lớn, chỉ xếp sau ngày rằm tháng giêng.
  • Bên cạnh những cái tên quá quen thuộc như trên thì còn có người gọi đây là ngày tết thiếu nhi, vì trong ngày này người ta thường sẽ tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho các em nhỏ, cho con cháu của mình. Ví dụ như là làm lồng đèn, rước đèn đêm trung thu, phá cỗ hay là tặng quà trung thu cho bé,… ngoài ra còn có hoạt động múa lân mà cả trẻ nhỏ lẫn người già đều thích.
  • Nghe cái tên tết đoàn viên, có lẽ bạn cũng đã đoán ra ý nghĩa của nó. Bởi lẽ người ta coi ngày lễ trung thu là dịp để gia đình sum vầy, quây quần bên nhau để cùng ăn bánh, thưởng thức trà và nói chuyện dưới trăng. Mang ý nghĩa là nhớ tới người thân yêu, dành thời gian ở bên cạnh họ. Xuất phát từ giá trị này mà người ta thường sẽ làm một mâm cúng đơn giản để dâng lên bàn thờ gia tiên nhà mình, bày tỏ lòng biết ơn và thành kính của mình với họ. Như một điều tưởng nhớ vô cùng ý nghĩa.
Xem Thêm:  Mâm cúng thôi nôi cho bé trai miền Trung gồm những gì?

Các hoạt động đặc sắc diễn ra trong ngày rằm tháng 8 

Vào ngày tết trung thu, ngày rằm tháng 8 hàng năm, người ta thường sẽ tổ chức rất nhiều hoạt động để cùng vui chơi, cùng sum vầy với nhau. Những nghi thức vô cùng quen thuộc nhưng lại đóng vai trò ý nghĩa trong những giá trị tinh thần của người Việt ta.

Làm lồng đèn trung thu và tổ chức rước đèn đêm trăng 

Nhắc đến trung thu là sẽ nhắc đến lồng đèn, các ông bố bà mẹ đôi khi sẽ mua lồng đèn để về tặng cho con mình, hoặc nhiều người còn sẽ tự làm lồng đèn trung thu. Như các loại đèn truyền thống, nào là đèn ông sao, đèn cá chép, đèn bươm bướm,… bằng tre, bằng giấy hay bằng nhựa,… rồi vào đêm trăng (đêm chính rằm 15 âm) sẽ tổ chức cho bé rước đèn quanh làng, quanh xóm, nô đùa cùng đám bạn. Bên cạnh đó thì cũng có nhiều nơi tổ chức những buổi rước đèn quy mô lớn như rước đèn quanh đường phố, vô cùng nhộn nhịp và sống động.

Tổ chức múa lân

Múa lân là một nghi thức quen thuộc trong nhiều dịp lễ như là vào tết nguyên đán, vào ngày khai trương,… tuy nhiên chúng ta thấy múa lân nhiều nhất là vào ngày tết trung thu. Khi tết đoàn viên càng đến gần thì các đoàn múa lân lại càng nhộn nhịp. Họ đi đến từng nhà để múa và xin tiền, đây được xem như là một nghi thức tốt đẹp, vì lân đến nhà sẽ mang nhiều may mắn, tài lộc. Vào đêm trung thu chính thức là ngày 14 và ngày 15 thì hoạt động này còn náo nhiệt hơn cả. Khiến đường phố trở nên đông đúc, tấp nập, người người cũng dừng lại để coi múa lân.

Phá cỗ đêm trăng

Nghi thức phá cỗ là dành cho những bé thiếu nhi, nhiều gia đình sẽ mua bánh kẹo, lồng đèn thịnh soạn bày ra một chiếc mâm ở dưới ánh trăng để cho con em nhà mình phá cỗ. Nhiều nơi cũng sẽ tổ chức hoạt động này, như làng xã hay huyện để trẻ em quanh khu vực có nơi vui chơi, giải trí.

Làm bánh trung thu và tổ chức cúng rằm 

Bên cạnh những yếu tố tinh thần thì yếu tố tâm linh trong ngày rằm tháng 8 cũng hết sức quan trọng. Vào ngày này, các gia đình sẽ nô nức chuẩn bị bánh trung thu (một loại bánh đặc trưng, truyền thống) để biếu và tặng người thân, bạn bè. Bên cạnh đó, bánh trung thu cũng là lễ vật quan trọng trong mâm cúng rằm. Nhiều người để tiết kiệm thời gian thì sẽ mua bánh ở ngoài, nhưng nếu bạn có thời gian thì hãy thử tự làm bánh tại nhà, điều này sẽ giúp nâng cao ý nghĩa.

Xem Thêm:  Cần Lưu Ý Gì Trong Cách Làm Bánh Trung Thu Nhân Đậu Xanh

Cách làm nhân đậu xanh truyền thống cho bánh trung thu vào đêm trăng rằm 

Bánh trung thu trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều cải tiến, có nhiều loại nhân vô cùng đặc biệt nhằm đổi mới hương vị cho người dùng. Tuy nhiên, để nói về loại bánh truyền thống thì phải kể đến nhân đậu xanh là đặc biệt nhất. Nhiều người cũng vẫn yêu thích cái truyền thống hơn là cái mới. Do vậy mà các bà nội trợ cũng hay chuẩn bị bánh nhân đậu cho ngày rằm trở nên trọn vẹn. Ngoài ra thì nhân đậu xanh khá là dễ làm, dễ chuẩn bị và thời gian nhanh. Chỉ cần thực hiện những bước sau đây là có thể tự tay làm được những mẻ bánh thơm ngon, chuẩn vị.

Tham khảo nguyên liệu làm nhân đậu xanh cho bánh nướng và cả bánh dẻo 

Công thức thành phần dưới đây chỉ là tham khảo, bạn có thể gia giảm, thêm bớt tùy theo số lượng bánh muốn làm. Bên cạnh đó, nhân đậu xanh này có thể dùng cho cả bánh nướng và bánh dẻo đều được.

  • Khoảng 200gr đậu xanh đã được bỏ vỏ
  • 150gr đường cát
  • 30gr bột bánh dẻo (mua ngoài siêu thị đều có)
  • Một ít dầu ăn
  • 50gr mạch nha

Thực hiện làm nhân đậu xanh cho bánh nướng và cả bánh dẻo 

Đầu tiên là bạn sẽ tiến hành ngâm đậu, ít nhất là phải ngâm đậu xanh trong vòng 4 đến 6 tiếng mới được nhưng tốt nhất là vẫn nên ngâm qua đêm thì thành phẩm sẽ tốt hơn.

Sau khi đã ngâm đậu hoàn tất, bạn vớt đậu và rửa sạch một lượt, thực hiện đem đậu đi luộc cho chín. Để xem đậu đã chín chưa thì bạn có thể bóp thử đậu xem đã mềm hẳn hay chưa. Khi đậu đã chín hoàn toàn thì lấy đậu ra bỏ vào máy xay (nếu có), xay đến khi thật nhuyễn. Nếu trường hợp nhà bạn không có máy xay thì có thể dùng muỗng để tán nhuyễn đậu ra là được.

Tiếp đó sẽ đổ đậu và lượng đường vừa đủ vào chảo để bắt đầu sên. Lưu ý là chỉ nên để lửa nhỏ thôi, liên tục đảo đều đậu để tránh tình trạng cháy, khét. Sau đó bạn hòa tan bột dẻo vào nước lọc với một chút dầu ăn. Đổ vào nồi sên đậu tiếp, đợi cho đến khi nhân đậu khô lại, hòa quyện với nhau thì cho mạch nha vào. Sên tới khi thấy thành phẩm đã hoàn toàn khô lại, có thể nắm thành cục, mềm dẻo vừa phải là tắt bếp.

Nhân đậu để nguội, sau đó nặn thành hình tròn theo bán kính vừa vặn một chiếc bánh, kích thước tùy theo ý bạn. Như vậy là đã có được một mẻ bánh nhân đậu vô cùng thơm ngon, dễ làm lại nhanh chóng.

Xem Thêm:  Cúng đầy năm bé trai, gái miền Nam có gì đặc biệt?

Nên chuẩn bị gì cho mâm cúng ngày tết trung thu 

Vào ngày tết trung thu, ngoài những hoạt động vui chơi mang giá trị tinh thần thì việc chuẩn bị mâm cúng cũng quan trọng không kém. Phong tục chủ yếu là làm những mâm cỗ cúng đơn giản, chủ yếu là lễ vật chay, lễ ngọt chứ không cúng đồ mặn. Tùy vào mỗi gia đình, mỗi nơi mà bạn có thể chuẩn bị lễ vật đúng ý của mình. Đơn giản hay cầu kỳ còn phụ thuộc vào điều kiện cũng như tài chính của mỗi gia đình khác nhau.

Bánh trung thu 

Đây chắc chắn là một lễ vật không thể nào thiếu, các bà nội trợ có thể dễ dàng mua ở ngoài tiệm hoặc tự làm. Nhân mặn, nhân chay tùy ý và có thể dùng bánh dẻo hay bánh nướng đều được.

Các loại trái cây 

Nhiều nhà sẽ chuẩn bị mâm ngũ quả trái cây, nhưng số khác thì chuẩn bị trái cây đa dạng và phong phú hơn. Nhiều hơn 5 loại quả để trông thịnh soạn thì càng tốt. Nên lưu ý chọn trái cây tươi, vừa chín tới, mang ý nghĩa may mắn, bình an và tốt đẹp ví dụ như là quả dừa, bưởi, sung, đu đủ hay là mãng cầu,…

Bình hoa tươi 

Hoa tươi chắc chắn không thể thiếu trong bất cứ một mâm cúng nào, vào ngày rằm tháng 8 bạn có thể dùng những loại hoa tươi sặc sỡ, màu sắc tươi sáng và mang ý nghĩa bình an may mắn. Không nên cúng hoa màu trắng hay hoa giả, đặc biệt là hoa phải tươi, không héo úa dập nát. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tôn nghiêm của bàn thờ gia tiên.

Nhìn chung thì việc chuẩn bị mâm cúng trong ngày tết trung thu khá ấm cúng, gia chủ không cần bày vẽ nhiều. Chỉ cần lòng thành, lễ vật đầy đủ là được. Bạn có thể cúng vào ngày 14 âm lịch hoặc ngày 15 âm lịch, thuận tiện lúc nào thì có thể cúng lúc đó. Tuy nhiên nếu có thời gian và điều kiện thì vẫn nên cúng vào ngày chính rằm 15.

Qua bài viết trên, rất mong rằng sẽ giúp bạn biết thêm về những thông tin cần thiết trong ngày rằm tháng 8, cách làm mẻ bánh trung thu nhân đậu thơm ngon để dâng lên cúng. Nếu bạn đang cần tìm kiếm đơn vị uy tín và dịch vụ trọn gói cung cấp mâm cúng, cỗ cúng thì có thể liên hệ vớiĐồ Cúng. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị một mâm cúng chuẩn tâm linh, vừa ngon lại vừa sạch. Có thể tiết kiệm chi phí và thời gian một cách tối ưu, hiệu quả.

Bài viết mới nhất

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *