Bật mí cách tính ngày cúng mụ cho bé gái cực chuẩn. Mời bạn tham khảo bài văn khấn và các bước tiến hành lễ đầy tháng cho con mình trọn vẹn hơn.
Ngày cúng mụ hay còn gọi là cúng đầy tháng trong dịp bé tròn 30 ngày tuổi. Có khá nhiều cách tính ngày đặc biệt này, căn cứ vào phong tục vùng miền mỗi nơi. Bài viết còn cung cấp bài văn khấn, các bước chuẩn bị và tiến hành một cách đầy đủ nhất để bạn đọc dễ tham khảo hơn.
Mâm cúng chay cúng các bà Mụ
Cúng mụ là nghi thức đầy tháng cho đứa trẻ. Trong ngày này, gia đình làm lễ cúng bà Mụ và tổ tiên, mời thêm họ hàng để mừng cho cháu bé qua thời trứng nước. Đồng thời, đây cũng là dịp thông báo thời điểm người mẹ kết thúc giai đoạn kiêng khem ở cữ. Buổi lễ mang tính truyền thống từ đời này qua đời khác, thể hiện nét văn hóa người Việt. Đó cũng là cách để gia đình bày tỏ lòng biết ơn các vị Phật thần, vị chúa, gia tiên và công ơn của 12 bà Mụ đã bảo vệ đứa con của mình.
1. Cách tính ngày cúng mụ cho bé gái
Lễ đầy tháng được xem là điều tạ ơn đến Bà mụ và báo cáo tổ tiên, dựa trên ngày Âm lịch để tính. Hiện nay, mỗi vùng miền sẽ có cách tính ngày đầy tháng cho bé gái khác nhau. Tiêu biểu nhất có hai cách như sau:
a. Gái lùi hai, trai lùi một
Đây là kiểu tính phổ biến nhất được nhiều cha mẹ áp dụng. Theo đó, ngày đầy tháng của bé gái sẽ không tròn 30 ngày mà chỉ lấy 28 ngày.
Ví dụ: Bé sinh ngày 15/4 thì đến ngày 15/5 là tròn 30 ngày. Nhưng khi làm lễ đầy tháng cho bé gái thì phải làm ngày 13/4 (trừ đi 2 ngày theo phong tục).
b. Nam trồi nữ sụt
Theo cách tính này, ngày đầy tháng của bé trái sẽ cộng thêm 1 ngày, còn bé gái trừ đi 1 ngày.
Chẳng hạn, bé của bạn sinh ngày 15/4:
– Bé trai đầy tháng ngày 16/5 (Đủ 30 ngày cộng thêm 1 ngày)
– Bé gái đầy tháng ngày 14/5 (30 ngày trừ đi 1 ngày)
Một số gia đình lấy đúng ngày tròn chẵn tháng sinh để làm lễ tiệc cho bé. Điều này còn dựa trên phong tục vùng miền và mỗi nhà một khác.
2. Cách tính giờ cúng mụ cho bé gái
Bên cạnh việc chọn ngày cúng chuẩn, gia đình cần quan tâm đến ngày giờ để việc cúng bái được diễn ra tốt hơn. Có 3 cách tính giờ tốt căn cứ theo sách phong thủy và các yếu tố liên quan:Tính giờ cúng theo tam hợp
Cúng đầy tháng cho bé gái dựa vào cung hoàng đạo và tam hợp tứ hành xung. Cách tính như sau:
12 con giáp được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 3 con giáp có sự liên quan và tính cách tương đồng được gọi là tam hợp.
Ví dụ:
Bé sinh vào ngày 26/09/2019 (Lịch dương) thì ngày 28 tháng 8 năm Kỷ Hợi (Lịch âm). Tam hợp của Hợi là Hợp – Mùi – Mão, còn tuổi Dần, Thân, Tỵ sẽ khắc với tuổi Hợi.
Như vậy, bố mẹ lựa chọn giờ Hợi, Mùi hoặc Mẹo để làm lễ cúng đầy tháng cho con mình. Tránh những giờ không hợp ra để không gặp xui xẻo và ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của bé.
Giờ tốt cúng đầy tháng cho bé theo tuổi 12 con giáp
Cách tính này khá phức tạp và tỉ mỉ, nếu bạn không thể xác định được thì có thể nhờ thầy phong thủy trợ giúp. Tuy nhiên, cách tính ngày này làm cho gia đình phải tuân thủ theo khung giờ nhất định, không chủ động được trong việc tổ chức.
a. Tính giờ theo ngày tháng năm sinh
Mỗi một con giáo sẽ có một giờ tốt khác nhau. Như tuổi Tý thì giờ Ngọ (11g – 13g) cúng tốt, còn tuổi Hợi nên làm vào giờ Tỵ (09g – 11g).
b. Tính giờ cúng vào buổi sáng
Nhiều gia đình chọn cúng vào buổi sáng trước 12 giờ. Giờ đó vừa mát mẻ lại tràn đầy năng lượng, mọi việc có thể làm nhanh chóng và gọn gàng hơn. Bên cạnh đó, làm lễ xong thì gia đình có thể xin lộc và sử dụng trong bữa trưa rất thuận tiện.
Cuộc sống bận rộn khiến bố mẹ không có nhiều thời gian để chuẩn bị và tiến hành cho con cái. Thay vào đó, gia đình nên chọn giờ thuận tiện và sắp xếp công việc để thực hiện mọi thứ. Quan trọng là tấm lòng thành tâm và lễ vật chuẩn bị đầy đủ là được.
3. Chuẩn bị lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái gồm những gì?
Lễ đầy tháng là điều đặc biệt đầu tiên khi bé ra đời. Vì thế, cha mẹ phải chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ và cho thấy sự thành tâm để cầu mong cuộc sống của con sau này suôn sẻ, thuận lợi hơn.
Mâm cúng đầy đủ lễ vật cúng mụ cúng đầy tháng cho bé trai, gái
Theo quan niệm, một đứa trẻ sinh ra do Chúa và 12 bà Mụ nặn thành. Bởi vậy, trong mâm cúng phải có đủ 12 chén nhỏ, 1 chén chè lớn để đặt đầy đủ cho các bà Mụ đã bảo vệ bé. Ngoài ra còn đặt thêm 12 chén xôi nhỏ, 12 chén cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 chén xôi lớn. Cụ thể lễ vật bao gồm:
- Hoa quả gồm 5 loại tùy chọn
- Hoa tươi
- Hương, nến hoặc đèn cầy
- 12 chén nước lọc
- 12 chén rượu
- Gạo tẻ, muối hạt
- Trầu têm cánh phượng, cau
- 1 con gà luộc
- Thịt lợn quay hoặc chân giò lợn
- Xôi gấc hoặc xôi đậu xanh (12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn)
- Tiền vàng
- 12 đĩa kẹo bánh
- 12 bát chè trôi nước
- Giấy cúng đầy tháng gồm đồ và mâm hài cho bà Chúa, bà Mụ
4. Văn khấn bài cúng mụ đầy tháng cho bé
Nội dung chi tiết văn khấn bài cúng đầy tháng cho bé trai, gái
5. Tìm hiểu cách cúng mụ đầy tháng cho bé gái
Mọi thứ đã được chuẩn bị kỹ càng, giờ là khoảng thời gian để bạn sắp xếp đồ lại và tiến hành cúng. Bố trí mâm cúng đầy tháng cho bé ở phía trước lư hương. Mâm lễ mặn, hương, hoa và nước trắng đặt ở trên cùng. Xong xuôi, bố mẹ làm theo các bước sau:
- Bước 1: Bố hoặc ông bé gái thắp nến, khấn vái cúng bà Mụ.
- Bước 2: Đọc nội dung bài văn khấn đầy tháng như đã đề cập ở trên
- Bước 3: Cầu nguyện điều may mắn và nói lời chúc phúc cho bé khỏe mạnh, bình ăn, hay ăn chóng lớn.
- Bước 4: Mẹ ôm đứa bé ra thắp hương và khấn vái cầu phúc cho con mình.
- Bước 5: Bố hoặc ông thực hiện nghi thức đặt tên cho đứa trẻ.
- Bước 6: Dùng 2 đồng tiền âm dương gieo lên đĩa. Nếu có 1 đồng úp, 1 đồng ngửa thì tên vừa đặt được ông bà, tổ tiên đồng ý. Nếu gieo hai đồng âm hoặc hai đồng dương thì không đồng ý. Gieo liên tiếp 3 lần nếu cho ra một kết quả thì phải đặt cho bé tên khác.
6. Một số điểm cần lưu ý khi cúng bà mụ cho bé gái
Theo quan niệm của ông bà xa xưa, đồ trên mâm cúng phải sắp xếp đúng. Dựa vào câu nói “Đông bình Tây quả”, nghĩa là phía Tây đặt lễ vật cúng, còn phía Đông đặt bình hoa.
Lễ vật cúng mụ của mẹ bái phải sắp xếp cân đối trên hai bàn: Một bàn nhỏ và bàn to.
Bàn to bày đồ cúng cho 12 bà Mụ, bàn nhỏ đặt cách bàn to 10 phân để đặt đồ cúng kính Đức ông.
– Mọi thành viên phải có mặt trước khi bắt đầu vào buổi lễ.
– Lễ cúng nên làm vào sáng sớm hoặc buổi chiều là lý tưởng nhất
– Người đại diện cúng phải thực hiện bài khấn: “Hôm nay là ngày lành tháng tốt, cháu gái được tròn một tháng tuổi. Gia đình chuẩn bị mâm cúng thịnh soạn cung thỉnh 12 bà Mụ và 3 Đức ông về nhận lễ. Đồng thời mong các vị phù trợ cho cháu ăn mau chóng lớn, ngoan hiền, tài giỏi. Mong các vị phù hộ cho gia đình mạnh khỏe, bình an quanh tháng quanh năm”.
7. Đặt mâm cúng mụ đầy tháng ở đâu
Mâm cúng mụ đầy tháng của bé gái khá nhiều món đồ. Với những gia đình bận rộn, không có nhiều thời gian để chuẩn bị thì nên lựa chọn dịch vụ đặt mâm cúng. Như thế vừa tiết kiệm được công sức lại không thiếu sót một thứ gì. Không chỉ cung cấp mâm cúng mà bạn có thể đặt thêm các bàn thức ăn để tiếp khách cũng rất thuận tiện nữa đấy.
Lễ vật cúng các bà Mụ trọn gói của Đồ Cúng Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tính ngày cúng mụ và các bước thực hiện để bé có một ngày đầy tháng thật trọn vẹn. Buổi lễ cúng này rất quan trọng mà các gia đình không thể bỏ qua hay tiến hành hời hợt được đâu nhé.