Không cúng đầy tháng có sao không? Nếu cúng cần gì?

Tìm hiểu tầm quan trọng và vai trò của buổi lễ cúng đầy tháng cho trẻ? Thiếu nghi thức này liệu có sao không? Các bước tiến hành cúng đơn giản nhất?

Cúng đầy tháng là nghi lễ thực hiện khi bé đã tròn 30 ngày tuổi. Thời điểm bé và mẹ kết thúc thời gian ở cữ, chuyển sang sinh hoạt bình thường. Vì vậy, nghi thức này cực kỳ quan trọng, nhất là với con trẻ để bé có thể lớn lên mạnh khỏe, hạnh phúc từng ngày. Hãy cùng tìm hiểu ý nghĩa của việc cúng đầy tháng để biết được có nên thực hiện không bạn nhé.

1. Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm dân gian của người Việt, đứa trẻ sinh ra do các vị Đại Tiên hay còn gọi là 12 bà Mụ nặn ra. Mỗi bà làm nên một bộ phận của đứa trẻ và bảo vệ chúng từ lúc mới sinh ra. Vì thế, khi bé được một tháng tuổi, bố mẹ phải bày biện lễ cúng để tạ ơn bà Mụ đưa trẻ đến với gia đình. Đồng thời cầu xin các Mụ ban phát mọi điều tốt đẹp trên đời đến cho đứa con của mình.

Buổi lễ cúng đầy tháng như một lời tạ ơn đến các vị thần linh đã tạo nên hình hài và chăm sóc, nuôi dưỡng bé trong một tháng qua. Bên cạnh đó, đây là dịp để các thành viên trong gia đình và người thân thích gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc đến với bé. Cầu mong bé hay ăn chóng lớn, vui vẻ và may mắn. Trong ngày này, mẹ và bé cũng kết thúc thời gian ở cữ, bắt đầu cuộc sống sinh hoạt ổn định, nề nếp hơn.

2. Lý do nên cúng đầy tháng cho bé

Việc tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé là một truyền thống từ bao đời nay của người Việt. Ông bà quan niệm rằng, thần linh sẽ bảo vệ và ban phúc cho mọi người khi họ có lòng thành tâm, biết ơn. 

Tiệc đầy tháng của trẻ bao gồm mâm cúng với nhiều lễ vật và đồ dùng để thực hiện. Mỗi lễ vật đều bày tỏ lòng thành kính, tạ ơn từ gia đình tới các bà Mụ và thần thánh đã mang điều tốt lành đến với đứa con của mình. Một số người tin rằng, con cái chính là Trời cho, mang ý nghĩa lớn về tâm linh. Do đó, bữa tiệc cúng này rất quan trọng và không thể bỏ qua. Điều này cũng giúp bé thêm may mắn, khỏe mạnh và vượt qua được mọi trở ngại sau này trong cuộc sống. Ba mẹ, ông bà cũng an tâm hơn.

3. Lễ vật mâm cúng đầy tháng cho bé chuẩn phong tục

a. Lễ vật cúng 12 bà Mụ

– Hoa quả tươi

– Hoa tươi tùy loại

– Hương nhang, nến hoặc đèn cầy

– 12 chén nước lọc

– 12 chén rượu

– Gạo, muối hột

– Trầu têm cánh phượng, cau

– Thịt lợn quay, gà luộc

– Xôi đậu xanh hoặc xôi gấc (12 đĩa nhỏ và 1 đĩa to)

– Chè (nếu làm cho bé trai thì nấu chè đậu trắng, bé gái thì chè trôi nước)

– 12 dĩa kẹo bánh

– Giấy cúng đầy tháng với mâm hài, đồ cho bà mụ, bà chúa

– Tiền vàng mã

– Chén, muỗng, dĩa, đũa.

Nếu cúng đầy tháng cho bé trai thì bạn chuẩn bị thêm 2 đĩa bánh hỏi nữa.

Hình ảnh mâm cúng chay cúng đầy tháng cho bé

b. Lễ vật cúng Đức ông

Các món lễ để cúng thánh sư, tiên sư và tổ sư gồm:

– Một con gà luộc chéo cánh

– Ba dĩa xôi lớn

– Một tô cháo lớn

– Một tô chè lớn

– Một miếng thịt quay

– Một dĩa hoa quả

– Trầu cau, tiền vàng, rượu

– Trà, hoa tươi, rượu

– Nến, nước, gạo, muối

– Đũa vót ngược đầu, gắn bông hoa trên đầu đũa 

– Chén, bát, muỗng

4. Văn khấn cúng đầy tháng cho bé

Văn khấn cúng đầy tháng cho trẻ có nhiều bài để gia đình tham khảo. Bài cúng khá ngắn nhưng cần ghi chép và đọc lại cẩn thận, tránh sai sót hoặc thiếu lúc khấn.

Toàn bộ nội dung văn khấn bài cúng đầy tháng cho bé trai,gái

5. Các bước cúng đầy tháng đơn giản

Các bước trong cách cúng đầy tháng như sau:

Đầy đủ các bước chi tiết để cúng đầy tháng cho bé diễn ra suôn sẻ

Điểm khác biệt ở lễ cúng đầy tháng cho bé tại các vùng miền

Trong mâm cúng đầy tháng cho trẻ, mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị một vài thứ khác nhau, dựa trên phong tục tập quán địa phương như:

– Về xôi cúng: Miền Bắc dùng xôi vò để cúng. Người miền Trung dùng xôi gấc hoặc xôi đậu xanh, miền Nam cúng xôi gấc.

– Về lễ mặn: Người Bắc cúng gà trống, miền Nam cúng gà luộc, vịt luộc hoặc vịt quay. Còn miền Trung cúng gà trống hoặc gà mái.

– Về bộ tam sên: Miền Bắc luộc chín lễ vật, người miền Trung và miền Nam lại để sống.

Đặc biệt, người Nam sẽ cúng thêm các món đồ như sách bút, đồ chơi,…phù hợp với giới tính của trẻ. Qua đó thể hiện mong muốn của gia đình sẽ giữ lại làm lộc cho bé khi đã hạ lễ. Người miền Bắc và miền Trung không cúng mà người thân gửi lời chúc, lì xì đến bé.

Tục làm phép kết thúc ở cữ cho mẹ và bé

Khi đã hoàn tất các bước cúng đầy tháng cho trẻ, một số gia đình còn thực hiện thêm phép để kết thúc thời gian ở cữ cho mẹ và con. Người mẹ bồng em bé bước qua một nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ nhiều lần (gái 9 lần, trai 7 lần) và đi quanh nhà. Trong lúc đi, mẹ cố tình để tiền rơi với hi vọng cuộc sống con cái sau này sẽ dư dả.

Tuy nhiên, nhiều nơi không có bước này nên gia đình có thể chọn làm hoặc không. Mỗi miền cũng có thêm các phong tục và nghi lễ khác nhau, miễn sao phù hợp và không phạm với quy định của buổi cúng là được.

Lễ vật đầy đủ của mâm cúng đầy tháng do Đồ Cúng cung cấpTóm lại, cúng đầy tháng là nghi thức để cầu mong sự bảo vệ và giúp đỡ của bề trên dành cho đứa trẻ từ lúc ra đời đến khi trưởng thành. Đây là một buổi lễ quan trọng, mang đậm ý nghĩa về tâm linh nên bạn không thể bỏ qua. Như vậy, gia đình cũng an tâm hơn, hi vọng con cháu phát triển bình thường và thuận lợi nhất.

Xem Thêm:  Cúng Cô Hồn Đốt Mấy Cây Nhang Có Thể Bạn Đã Biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *