Lễ cúng thần tài thổ địa gồm những gì? và cách cúng.

Theo quan niệm dân gian, cúng Thần tài Thổ địa mùng 10 tháng Giêng hằng năm là một nghi thức cúng cầu may, giúp cho công việc làm ăn buôn bán của gia chủ thuận lợi. Vậy cúng thần tài thổ địa cần chuẩn bị những lễ vật gì, cúng ra sao?

1. Ý nghĩa của tổ chức cúng thần tài thổ địa mùng 10 tháng Giêng

Trong tín ngưỡng phương Đông cũng như tại Việt Nam, ông Thần tài và ông Thổ địa thường được đi liền nhau là những vị thần quan trọng đảm nhiệm việc trông coi tài sản, tiền bạc cho gia chủ.

Tục thờ Thần tài có xuất xứ trực tiếp từ văn hóa Trung Hoa xưa, bắt đầu du nhập vào Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ XX với những ý nghĩa tốt đẹp:

  • Là một nghi lễ bày tỏ lòng biết ơn của người trần (gia chủ) đối với ông Thần tài nói riêng, các vị thần linh nói chung đã đem đến may mắn trong suốt một năm.
  • Là sự mong cầu 1 năm mới, 1 tháng mới làm ăn phát đạt, ăn nên làm ra. Đây được xem như là ngày tết cầu phúc, cầu may, xua đi những rủi ro.

2. Thời gian cúng thần tài thổ địa ngày nào tốt nhất?

Thời gian cúng Thần tài thổ địa tốt nhất chính là ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Theo quan niệm dân gian, mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày vía thần tài hay ngày thỉnh thần tài. Cúng thần tài vào đúng ngày này không những đạt được sức khỏe, bình an, may mắn, thành đạt . Vì lẽ đó, với những người làm ăn, ngày lễ cúng thần tài cực kỳ được coi trọng và đề cao. Vậy đối với lễ hằng tháng thì ngày nào tốt nhất để cúng thần tài thổ địa?Trong 1 tháng, ngày được xem là nên cúng thần tài thổ địa là ngày mùng 1 đầu tháng và ngày rằm (ngày 15 trăng tròn hằng tháng).Nếu kỹ càng cẩn thận, gia chủ có thể đi xem tuổi, xem cung, xem mệnh để làm lễ cúng thần tài trong năm.

Lễ vật đặt trên bàn thờ ông Thần Tài, Thổ Địa

3. Đồ cúng trong mâm cúng thần tài thổ địa gồm những gì?

Trên thực tế, mâm cúng thần tài thổ địa hàng ngày, hàng tháng không quá cầu kỳ.

Có thể chuẩn bị một số lễ vật đơn giản sau:

  1. Hương
  2. Đèn cầy hoặc nến
  3. 1 món mặn: có thể là giò lụa, chả, nem hoặc thịt lợn
  4. Xôi nếp hoặc bánh chưng đều được
  5. Một đĩa hoa quả nhỏ (không nhất thiết phải là mâm ngũ quả truyền thống)
  6. Một lọ hoa tươi
  7. Một chén nước (nếu trên bàn thờ thần tài của gia chủ đã chuẩn bị sẵn 5 chén thì xếp 5 chén nước đầy là tốt nhất).

Riêng ngày vía Thần tài, tức ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày đặc biệt quan trọng.

Mâm lễ cúng thần tài sẽ được chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, màu sắc hơn, cụ thể là các lễ vật sau:

  1. Những lễ vật cơ bản: Hương, nến, vàng mã, hoa tươi, thuốc lá, trầu cau, bộ tam sên, bánh kẹo.
  2. Tiền trần: thường là tiền lẻ.
  3. 3 cốc nước
  4. 3 cốc rượu
  5. 1 hũ gạo tẻ đổ đầy
  6. 1 hũ nước đầy
  7. 1 hũ muối tinh (muối hạt)
  8. Xôi nếp: nhiều địa phương quan niệm chỉ cần là đồ nếp nên có thể thay thế xôi bằng bánh chưng.
  9. Mâm ngũ quả: 5 loại trái cây khác nhau và khác màu.
  10. Cá lóc nướng – tùy điều kiện của từng gia đình có thể chuẩn bị lễ vật này hoặc không.

Các lễ vật chuẩn bị để cúng ông Thần Tài Thổ Địa

4. Bài cúng văn khấn thần tài thổ địa chuẩn tâm linh

Hiện nay có rất nhiều bài văn khấn thần tài thổ địa được truyền miệng trong dân gian, cũng được ghi chép thành văn bản để truyền từ đời này sang đời khác, nối tiếp tục cúng thần tài. Trong đó, gia chủ có thể tham khảo bài mẫu cúng thần tài thổ địa chuẩn tâm linh dưới đây:

Nội dung chi tiết đầy đủ của bài cúng Thần Tài Thổ Địa

5. Hướng dẫn lễ cúng thần tài thổ địa chuẩn phong tục

Để chuẩn phong tục, gia chủ có thể cúng thần tài thổ địa theo các bước sau:Bước 1: Chọn ngày, giờ đẹp để cúng thần tài thổ địaBước 2: Chuẩn bị bàn thờ: lau dọn sạch sẽ bàn thờ trước khi sắp lễBước 3: Chuẩn bị đầy đủ lễ vật theo chuẩn phong tục Việt Nam, sắp lễ hoàn chỉnh lên bàn thờ trước khi lên hươngBước 4: Gia chủ (người thực hiện nghi lễ cúng) ăn vận gọn gàng, chân tay sạch sẽ, đốt hương (nhang) cắm vào bàn thờ cúng thần tài thổ địaBước 5: Gia chủ đọc văn khấn cúng thần tài thổ địaBước 6: Đợi hết lễ (là khi hương đã cháy hết), xin lễ và hạ lễ xuống (lưu ý không hạ 3 hũ gạo, hũ muối, hũ nước trong ngày vía Thần tài).Bước 7: Những thủ túc sau cúng lễ thần tài: hóa vàng và con cháu gia chủ thụ hưởng lễ vật.

Mâm cúng Thần Tài Thổ Địa với đầy đủ lễ vật của Đồ Cúng Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn đọc có thể tham khảo và ứng dụng vào nghi lễ cúng thần tài hằng ngày cũng như cúng thần tài ngày mùng 10 tháng Giêng năm mới.

Xem Thêm:  Cúng các bác giờ nào là hợp với tâm linh người Việt Nam?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *