Lễ cúng cất nóc nhà hay còn gọi là lễ đổ bê tông mái nhà, ở một số vùng miền còn được biết đến với cái tên là lễ thượng lương nhà hay lễ gác đòn dông..
Nghi thức lễ cúng cất nóc nhà hay lễ gác đòn dông hay lễ cúng đổ sàn mái nhà được hiểu là một nghi lễ báo cáo với Thổ Công và Trời Đất về công việc xây dựng nhà đã được hoàn thành. Nóc nhà hay mái tầng nhà là một phần không thể thiếu của ngôi nhà, vậy nên cần phải chuẩn bị mâm cúng cất nóc nhà thật chu đáo. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng biết thủ tục cúng hay làm mâm cúng cất nóc nhà ra sao, cách sắm sửa lễ đổ trần tầng 1, tổ chức lễ cúng đổ mái nhà tầng 1,… như thế nào.
Ý nghĩa lễ cúng cất nóc nhà trong phong tục người Việt Nam
Người Việt Nam ta vẫn cho rằng: “Con không cha như nhà không có nóc”. Điều này cho thấy, để giữ được ngôi nhà luôn vững chãi và chắc chắn, không thể không có phần móng nhà nhưng để có thể giữ cho ngôi nhà khỏi mưa, gió, thì chính lại là công lao của nóc nhà. Chính vì vậy, lễ cất nóc nhà là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng và luôn được các gia chủ cũng như nhà thầu công trình quan tâm.
Trước tiên, cần phải hiểu lễ cất nóc nhà là gì? Lễ cất nóc nhà đơn giản là một nghi lễ được thực hiện vào ngày đổ bê tông cho sàn mái nhà của công trình. Với mong muốn cho việc xây dựng nhà ở hay xây dựng công trình đều sẽ diễn một cách tốt đẹp, tránh cho những tác nhân không mong muốn có thể xảy ra. Hơn nữa, việc gia chủ cũng mong muốn rằng mọi người sống và làm việc trong công trình mới sau khi xây xong sẽ luôn được vui vẻ, yên ổn và thoải mái nhất, công việc làm ăn ngày càng phát đạt.
Như đã nói ở phần trên, lễ cất nóc nhà là một trong những nghi thức rất quan trọng trong việc xây cất nhà cửa, đặc biệt là xây dựng những tòa cao ốc lớn. Lễ cất nóc nhà được tổ chức khi chúng ta đã hoàn tất công việc xây dựng các phần còn lại, ngoại trừ còn phần nóc nhà.
Lễ cất nóc nhà ở nhiều nơi còn gọi là lễ Thượng Lương, tức là ngày gác thanh giữa của nóc nhà (chính là phần cột kèo thường thấy trong những ngôi nhà truyền thống).
Hiện nay, đối với các ngôi nhà ở thành phố hay những ngôi nhà hiện đại, lễ cất nóc nhà sẽ được tổ chức vào ngày đổ bê tông sàn mái. Trước đây, chúng ta vẫn thường cho rằng lễ cất nóc nhà được bắt nguồn từ truyền thống và ảnh hưởng của người Trung Hoa. Tuy nhiên, để nói chính xác thì đây chính là sự ảnh hưởng của người Âu Mỹ, họ là những người rất kỹ lưỡng và chu đáo trong mọi chuyện, trong đó bao gồm cả việc an cư lập nghiệp.
Lễ cất nóc nhà cũng giống như nghi lễ đặt móng nhà, nó có ý nghĩa mong muốn việc xây dựng được thi công một cách trôi chảy, thuận lợi.
Bên cạnh đó, lễ cất nóc nhà còn được xem như là một nghi thức thông báo đến những vị thần phật đang ngự trị ở đó về việc sắp hoàn tất công việc xây dựng. Ngoài ra, lễ cất nóc nhà còn để cầu khẩn cho những người sống và làm việc trong ngôi nhà đó sẽ có được sức khỏe, may mắn.
Đối với những công trình lớn hay tòa nhà cao tầng thì việc tổ chức lễ cất nóc nhà còn với mong muốn công trình được xây dựng một cách thuận lợi thể hiện sự cẩn thận cũng như tầm nhìn xa của đơn vị thi công. Mặt khác, đây cũng là một yếu tố then chốt để giúp khách hàng có sự đánh giá cao và đặt niềm tin vào đơn vị thi công hay nhà thầu.
Mâm cúng cất nóc nhà bao gồm những gì
Tùy vào công trình xây dựng là lớn hay nhỏ mà mâm cúng cất nóc nhà sẽ được chuẩn bị có sự khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần có những thứ sau:
- Chuẩn bị 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi, 1 bát nước trắng, 1 đĩa muối hạt và 1 bát gạo.
- Chuẩn bị 1 bộ đinh tiền vàng hoa và 5 lễ giấy vàng tiền.
- Chuẩn bị 1 bộ quần áo Quan Thần Linh với đầy đủ các món: mũ đỏ, quần áo đỏ, hia đỏ và thanh kiếm có màu trắng.
- Chuẩn bị rượu trắng và thuốc lá cùng ấm chè mạn.
- Chuẩn bị 5 bánh oản đỏ thường dùng trong lễ cúng.
- Chuẩn bị 5 quả cau với 5 lá trầu và 1 mâm ngũ quả.
- Chuẩn bị 9 bông hồng đỏ.
Đây chỉ là một gợi ý cho mâm cúng cơ bản dùng trong lễ cúng cất nóc nhà. Tuy nhiên, tùy thuộc vào độ cầu kỳ của từng gia chủ, tùy theo phong tục vùng miền cũng như độ lớn công trình… để bày biện thêm những thứ cần thiết khác hoặc bớt một vài món cho lễ cất nóc nhà diễn ra tốt đẹp. Bạn cũng có thể bổ sung thêm một số bộ đồ cúng khác như bộ quần áo quan thần linh, tiền vàng, đinh vàng hoa,.. Những đồ lễ này bạn hoàn toàn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán vật phẩm và đồ cúng để nhờ người bán tư vấn cho.
Hướng dẫn tổ chức cúng cất nóc nhà
Chọn ngày và giờ tốt để tổ chức lễ cúng cất nóc nhà
Nhiều người hỏi rằng lễ cúng cất nóc nhà có cần phải xem ngày hay không, việc xem ngày gác đòn dông có tính chất quan trọng như thế nào… Theo chia sẻ của các chuyên gia về phong thủy, xem ngày tốt để cất nóc nhà là điều rất nên làm.
Trong quan niệm tâm linh của người Việt Nam, nếu ngày cất nóc nhà mà đẹp thì mọi công việc của gia chủ sẽ được như ý và may mắn. Ngược lại, gia chủ không xem giờ nào tốt để cất nóc hay đổ mái nhà mà cúng trúng phải ngày xấu thì mọi việc sẽ không thuận lợi được như mong muốn.
Chính vì vậy, trước khi tiến hành lễ cúng cất nóc nhà cần xem ngày để cất nóc nhà sao cho hợp tuổi, giờ cất nóc nhà hợp mệnh, đổ trần kỹ lưỡng để việc cúng dựng nhà được diễn ra thuận lợi nhất. Vẫn là câu nói đầu xuôi đuôi lọt, sau này mọi thành viên trong ngôi nhà đều sẽ được bình an, tránh những điều không may.
Cũng giống với cách xem ngày giờ tốt trong lễ khởi công xây nhà hay lễ cúng động thổ, khi xem ngày để cất nóc nhà cần phải chọn được ngày đẹp để đổ mái nhà, ngày này phải hợp với tuổi, hợp với mệnh của chủ nhà. Không chọn vào ngày đổ trần nhà xung khắc với tuổi và bản mệnh gia chủ.
Khi chọn được ngày cất nóc đổ mái nhà hay ngày tốt gác đòn dông, đòn tay, gia chủ cần chọn ngày, giờ hoàng đạo để tránh ngày hắc đạo cũng như các ngày bách kỵ. Đây là những ngày mà trăm việc đều xấu nên không phải là ngày tốt, ngày đẹp để đổ mái hay trần nhà.
Trong trường hợp bạn không có nhiều kinh nghiệm tâm linh hoặc không có thời gian để xem ngày tốt thì việc cất nóc nhà có thể nhờ đến thầy phong thủy xem giúp cho khi đổ mái để chọn được ngày nào hợp tuổi nhất.
Ngoài ra, rất nhiều gia chủ còn quan tâm đến việc có nên tổ chức lễ cúng cất nóc nhà vào tháng 7 hay không hoặc nếu cất nóc nhà mà gặp trời mưa thì có sao hay không.
Về câu hỏi việc cất nóc nhà vào tháng 7, theo quan niệm của dân gian, tháng 7 là tháng cô hồn, là tháng mà Diêm Vương mở cửa địa ngục thì bạn nên tránh làm việc lớn. Chính vì vậy, tốt nhất là gia chủ không nên tiến hành những việc có tính chất quan trọng vào tháng 7 âm lịch mà nên tổ chức trước hoặc sau tháng này, tức là sẽ tổ chức vào tháng 5, tháng 6 hoặc tháng 9 âm lịch. Trong trường hợp, bắt buộc phải tổ chức vào tháng 7 thì gia chủ nên tới tìm người có chuyên môn tâm linh để xem được ngày giờ nào tốt nhất, tránh trường hợp phạm vào điều cấm kỵ hoặc có thể gặp phải điều không may trong tháng cô hồn này.
Nếu bắt buộc phải thực hiện vào tháng 7 thì việc xem ngày là rất quan trọng để tránh được vận xui hoặc bị cô hồn, dã quỷ đến phá phách hoặc trêu chọc công việc xây dựng. Nên cúng sau ngày 15/7 vì quan niệm Diêm Vương chỉ mở cửa ngục đến ngày 14/7, tức là các cô hồn phải trở về đúng ngày này nếu không thì sẽ phải chịu kiếp lang thang, hồn phách phiêu tán, không được đầu thai, chuyển kiếp.
Với câu hỏi về việc cất nóc nhà gặp trời mưa, theo theo quan niệm tâm linh, mưa chính là có lộc, nên việc cất nóc nhà mà gặp trời mưa nhỏ là một điềm lành, gia chủ không cần phải lo lắng.
Chuẩn bị mâm cúng cất nóc nhà
Bên cạnh việc xem ngày tốt để cất nóc nhà hợp tuổi, chọn được ngày đẹp để cất nóc nhà thì khi làm lễ cúng cất nóc nhà cần chuẩn bị bài văn khấn cất nóc nhà và sắm sửa lễ vật cúng cất nóc nhà. Việc sắm sửa lễ cất nóc nhà có tính quan trọng và không thể thiếu đối với gia chủ.
Lễ vật cúng cất nóc nhà có thể không cần phải sắm sửa mâm cao cỗ đầy nhưng đồ lễ cúng cất nóc nhà hay đổ mái nhà cần phải chỉn chu và tươm tất, qua đó thể hiện sự thành tâm của gia chủ.
Những điều cần phải lưu ý khi tổ chức lễ cúng cất nóc nhà
- Chọn ngày giờ tốt để tổ chức lễ cất nóc nhà, điều này đã có từ xưa và luôn được nêu cao trong quan niệm của người dân Việt Nam.
- Chuẩn bị thật đầy đủ những thứ cần thiết trong mâm lễ cúng như gợi ý ở trên.
- Phải thành tâm chuẩn bị lễ cúng và khẩn cầu với thần linh thì mới mang lại hiệu quả cao nhất, ông cha ta luôn tâm niệm phàm là việc gì mà cầu xin sự may mắn và phù hộ thì trước hết cần phải phát xuất phát từ tâm. Phải thành tâm thực sự chứ đừng nên làm qua loa, đại khái sẽ không mang lại hiệu quả.
- Không khí khi diễn ra buổi lễ cần phải nghiêm túc để thể hiện được mong muốn cùng sự thành tâm mà gia chủ cần mang tới.
- Nên mời những người hợp với tuổi, hợp với bản mệnh của gia chủ cùng tham gia để cầu may mắn, tránh những tinh khắc được nói đến trong quan niệm dân gian.
Bạn có nhu cầu đặt mua mâm cúng cất nóc nhà thì bạn nên lựa chọn những đơn vị uy tín và làm việc chuyên nghiệp như Đồ Cúng để chắc chắn rằng buổi lễ cúng của bạn sẽ diễn ra một cách tốt đẹp nhất. Truy cập website để biết thêm thông tin chi tiết.