Là một trong những nghi thức được lưu truyền đến ngày nay, lễ cúng rằng tháng 7 đã trở nên quá quen thuộc của mỗi gia đình. Thế nhưng mấy ai hiểu rõ về ý nghĩa cũng như cách thực hiện lễ cúng này. Do đó hôm nay chúng tôi sẽ mang đến những thông tin tuyệt vời nhất giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Đối với người Việt, nghi thức cúng rằm tháng 7 đã không còn là chuyện xa lạ của các gia đình. Bởi nghi lễ này sẽ được diễn ra hàng năm, thế nhưng ít ai biết được chúng ta nên thực hiện như thế nào là đúng nhất. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn biết cách cúng rằm tháng 7 trong nhà, một cách đơn giản theo đúng quan niệm và phong tục ở nước ta. Tin chắc rằng chỉ cần thực hiện đúng cách này bạn sẽ có được 1 nghi lễ hoàn hảo như ý muốn nhất.
Sự ra đời của nghi lễ cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7còn được biết đến là nghi lễ cúng cô hồn. Theo quan niệm Việt Nam thì con người sẽ có 2 phần là xác và hồn. Khi chúng ta còn sống 2 phần này sẽ tồn tại song song với nhau, nhưng khi mất đi phần xác sẽ ở lại trần gian còn phần hồn sẽ được đi đầu thai hoặc xuống địa ngục chịu tội. Có những trường hợp xấu hơn họ sẽ trở thành cô hồn, vong linh vất vưởng sống lang thang trên trần gian mà không có ai thờ phượng, cúng kính.
Vì thế để tránh sự quấy phá của các cô hồn, vong linh vất vưởng này mọi người sẽ tổ chức lễ cúng rằm tháng 7 nhằm bố thí cho họ được ăn no nê, mặc đẹp hơn. Ngoài ra đây còn là nghi lễ thể hiện tính nhân văn, nét đẹp trong văn hóa, tinh thần người Việt.
Đối với những người đang chịu tội nơi địa ngục thì vào ngày rằm tháng 7 sẽ được xá tội (theo quan niệm đạo giáo). Bắt đầu từ ngày 2/7 AL, Diêm Vương sẽ cho lệnh mở cửa Quỷ Môn Quan để cho vong hồn được trở lại dương gian thăm lại gia đình, quê hương…. đến ngày 15/7 thì phải quay lại vì cửa địa ngục sẽ đóng lại. Chính vì thế vào tháng 7 trên dương thế có rất nhiều cô hồn, dạ quỷ, nên để tránh việc quấy phá bạn phải cúng gạo, muối, cháo…. Do đó nghi lễ cúng cô hồn rằm tháng 7 được ra đời từ đây.
Ý nghĩa của lễ cúng rằm tháng 7
Việt Nam là một trong những nước luôn chú trọng đến các yếu tố tâm linh. Vì thế những nghi thức cúng kính ở đây đều mang lại ý nghĩa khác nhau. Đối với lễ cúng rằm tháng 7, lễ cúng này cũng giống như những ngày rằm khác là lúc gia đình gửi lời cảm tạ đến các Thần Linh đã che chở, bảo vệ gia đình được an yên trong tháng qua. Cùng với đó đây còn là dịp để gia đình cầu xin các bậc Bề Trên phù hộ độ trì để mọi việc trong tháng tới được diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, gia đình bình yên.
Đối với đạo Phật rằm tháng 7 còn được gọi là lễ Vu Lan (ngày báo hiếu). Nên vào ngày này các phật tự sẽ tụng kinh, niệm Phật để hồi hướng công đức đến ông bà, cha mẹ đang chịu tội nơi địa ngục. Cầu xin với oai lực của Phật sẽ giúp giảm nhẹ tội cho cha mẹ của mình, giúp họ sớm được đầu thai.
Ngoài ra lễ cúng rằm tháng 7 còn để gia đình mang đến các lễ vật bố thí cô hồn, vong linh ở dương thế. Bởi không phải ai sau khi chết đều sẽ được đi đầu thai, có nhiều người chết oan, vất vưởng không nhà cửa…. Do đó họ sẽ không có cái ăn, cái mặc (theo quan niệm xưa cõi âm và cõi trần đều giống nhau), vì thế để giúp họ có được điều này mọi người sẽ cúng rằm và chuẩn bị những thứ như: mía, khoai, gạo, muối….để bố thí cho họ.
Đối với ông bà được các gia đình thờ cúng thì vào ngày rằm tháng 7 họ cũng sẽ được trở về từ địa ngục để thăm con cháu. Chính vì thế khi thực hiện nghi thức cúng rằm là gia đình sẽ dâng lên mâm lễ để ông bà được hưởng các vật phẩm.
Bạn nên thực hiện lễ cúng rằm tháng 7 khi nào?
Thông thường lễ cúng rằm sẽ được thực hiện vào đúng ngày 15 hàng tháng, tuy nhiên lễ cúng rằm tháng 7 thì lại khác, nghi lễ này sẽ được tổ chức từ ngày 2-14 âm lịch. Vì theo quan niệm dân gian vào ngày 15 các vong linh, cô hồn phải quay lại địa ngục chịu tội nên nếu cúng họ sẽ không được hưởng. Do đó để mọi người được nhận những vật phẩm bạn nên thực hiện cúng từ ngày 2-14 mà không cần phải xem ngày giờ tốt hay xấu. Trên thực tế thì hầu hết các gia đình đều chọn ngày 14/7 để cúng và nghi thức sẽ được thực hiện vào lúc chiều tối.
Khi cúng rằm tháng 7 bạn nên chuẩn bị gì?
Thông thường lễ cúng rằm tháng 7 sẽ được thực hiện 2 nơi là trong nhà và ngoài sân. Mâm cúng trong nhà là để dâng lên Phật, ông bà gia tiên, còn mâm cúng ngoài sân là để bố thí cô hồn.
Cúng trong nhà
Lễ cúng Phật
Rằm tháng 7 là lễ cúng rất quan trọng đối với các gia đình phật tử. Bởi đây là lúc con cháu tụng kinh, niệm phật để Đức Phật từ bi gia hộ giúp cho ông bà, cha mẹ được sớm siêu thoát, không phải chịu tội nơi địa ngục. Mâm lễ cúng Phật sẽ gồm những món chay như:
- Xôi trắng không hoặc xôi đậu xanh
- Canh nấm
- Chè đậu xanh
- Đậu hũ non sốt cà chua
- Chén xì dầu hoặc dĩa muối mè
- 1 bình hoa
- 1 đĩa trái cây
- Nhang
- Nước
Ngoài ra bạn có thể chuẩn bị thêm những món như giò, chả, ram…. nhưng lưu ý phải là các món chay nhé. Việc chuẩn bị thêm những món này không bắt buộc nên tùy điều kiện gia đình mà bạn chuẩn bị nhé.
Lễ cúng gia tiên
Đối với mâm cúng gia tiên mọi người thường quan niệm khi ông bà, cha mẹ tại thế thích ăn gì thì khi mất cũng sẽ được cúng như thế. Do đó việc cúng mâm chạy hoặc mặn sẽ tùy vào sở thích của ông bà cha mẹ khi còn sống. Tuy nhiên một số gia đình lại quan niệm việc cúng chay vào ngày rằm tháng 7 sẽ giúp các ông bà, cha mẹ giảm tội. Nên hầu như vào ngày rằm tháng 7 các gia đình sẽ dâng lên mâm cúng chay trên bàn thờ gia tiên.
Ngoài mâm cúng chay/mặn mọi người sẽ chuẩn bị thêm nến, hoa, quả, bánh kẹo, giấy tiền vàng mã…. Đặc biệt gia đình sẽ chuẩn bị thêm những bộ quần áo, giầy dép bằng giấy được ghi sẵn tên để cúng ông bà tổ tiên.
Cúng ngoài sân
Đối với mâm lễ cúng cô hồn ngoài sân bạn nên chuẩn bị các lễ vật như:
- 1 lọ hoa tươi
- 1 đĩa trái cây (bạn nên chọn những loại quả nhiều trái như: nhãn, chôm chôm, vải…để nhiều người có thể hưởng được)
- 1 đĩa bánh kẹo
- 1 bát cháo trắng loãng (vì theo quan niệm dân gian cô hồn thường có cổ họng nhỏ nên cháo phải loãng họ mới ăn được)
- Giấy tiền vàng bạc
- Nước lọc, trà, rượu
- Trầu cau
- Nhang, đèn
- Xôi, chè
- 1 bát gạo
- 1 bát muối
- Đường thẻ
- Khoai lang luộc
- Mía
Ngoài những vật phẩm trên nếu có điều kiện bạn có thể chuẩn bị thêm mâm lễ vật chay để cúng cô hồn, giúp họ có thể tu tập được thoát khỏi kiếp này. Còn đồ mặn lại tăng thêm lòng tham, sân, si sẽ không tốt cho họ.
Cách cúng rằm tháng 7 đúng theo phong tục truyền thống Việt Nam
Theo quan niệm dân gian việc thực hiện nghi thức cũng phải diễn ra theo đúng thứ tự cao đến thấp. Vì thế khi thực hiện lễ cúng rằm tháng 7 bạn nên cúng Phật trước.
Cúng Phật
Đại diện gia đình sẽ thắp 3 nén nhang lên bàn thờ Phật sau đó đọc bài khấn rằm tháng 7, rồi đọc lời cầu xin của gia đình. Khi đọc xong các lời thỉnh cầu thì lại 3 lạy rồi lui.
Cúng cô hồn
Sau khi cúng Phật bạn sẽ quay ra ngoài sân để thực hiện việc cúng cô hồn. Gia chủ sẽ thắp 3 nén nhang, sau đó đọc văn khấn cúng cô hồn rằm tháng 7. Khi nhang tàn 2/3 cây gia chủ sẽ lấy gạo, muối rải tung ra đường, trước cổng nhà. Còn giất tiền vàng mã thì đem đi đốt. Một số nơi sẽ có tục giật cô hồn, là khi gia đình rãi đồ khi nhiều người đến giật thì càng có nhiều tài lộc.
Cúng gia tiên
Sau khi đọc xong văn khấn cúng cô hồn, trong khi nhờ hương tàn, gia chủ sẽ quay vào cúng gia tiên. Bắt đầu cúng bạn sẽ thắp 3 nén nhang rồi đọc văn khấn cúng rằm tháng 7, cùng với những lời cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho con cháu. Khi hoàn thành xong việc đọc văn khấn gia đình cũng đợi hương tàn rồi mang áo giấy đi đốt để ông bà được nhận đồ mới.
Khi thực hiện xong tất cả các bước trên là bạn đã hoàn thành nghi lễ cúng rằm tháng 7.
Những điều cần lưu ý khi thực hiện cúng rằm tháng 7
Để tránh những điều sai sót, không may trong việc thực hiện lễ cúng rằm tháng 7 bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Mâm lễ cúng cô hồn phải được đặt ngoài sân hoặc trước cửa nhà, tuyệt đối không được để trong nhà, còn mâm lễ cúng Phật, gia tiên thì đặt trong nhà.
- Khi rải gạo muối gia chủ nên đứng hướng từ trong nhà tung ra ngoài đường, tuyệt đối không được tung ngược lại. Bởi theo quan niệm dân gian hành động này là bạn đang rước cô hồn vào nhà, điều đó sẽ mang đến những điềm không may sau này.
- Trong ngày rằm tháng 7 có rất nhiều vong linh, cô hồn nên để ông bà nhận được quần áo mình dâng thì bạn nên ghi rõ tên tuổi nhé.
- Khi thực hiện nghi lễ cúng gia chủ phải ăn mặc chỉnh tề, trang nghiêm lịch sự. Lúc cúng bạn phải thể hiện sự thành tâm cung kính của mình, không được đùa giỡn, gây ồn ào làm mất đi giá trị, vẻ tôn kính khi cúng.
- Đặc biệt lễ cúng rằm tháng 7 liên quan đến nhiều giá trị tâm linh sâu sắc vì thế bạn phải chuẩn bị đầy đủ, tươm tất lễ vật trong mâm cúng.
- Trong quá trình cúng tuyệt đối không được mang thêm lễ vật lên vì nó sẽ làm mất đi vẻ tôn nghiêm, trang trọng của 1 nghi lễ cúng.
Hy vọng từ những thông tin vừa được chia sẻ sẽ giúp bạn thực hiện đúng nghi lễ cúng rằm tháng 7 tốt nhất, đúng theo phong tục truyền thống Việt Nam. Ngoài ra để có được mâm cúng rằm tháng 7 chu toàn, tươm tất, đủ đầy nhất mà không phải tự chuẩn bị thì bạn hãy đến ngay với Đồ Cúng. Bởi khi đến với đơn vị mọi yêu cầu, ý muốn của bạn đều được đáp ứng, mang lại cho mọi người sự hài lòng nhất.