Cúng Trung Thu Lúc Mấy Giờ? Mâm Cúng Rằm Trung Thu Gồm Những Gì?

Mâm cúng trung thu rằm tháng 8 hay còn gọi là cúng tết trung thu. Đây là lễ cúng khác với lễ cúng rằm tháng 7 và những lễ cúng rằm khác. Ngày này các gia đình không làm lễ cúng mặn mà cúng chay nhưng chuẩn bị thịnh soạn hơn.Mâm ngũ quả đẹp tạo nên không khí của ngày tết trung thu ấm áp. Vậy bày trí mâm ngũ quả ngày trung thu như thế nào cho đẹp nhất?

Rằm tháng 8 hằng năm là một những mâm cỗ chay lớn nhất so với các lễ cúng chay khác của phong tục dân tộc Việt Nam. Trong ngày rằm này, người ta thường bày biện mâm cỗ trung thu với óc sáng tạo và tính nghệ thuật cao. Cùng với việc cúng cỗ, người dân còn tổ chức các hoạt động vui chơi, rước đèn ông sao và phá cỗ trung thu.

Nguồn gốc của tết trung thu

Theo phong tục dân gian truyền đời từ hàng nghìn năm nay, cứ vào mỗi dịp thu về. Người dân ta lại nô nức trong không khí chào đón tết trung thu. Ngày Tết trung thu diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hằng năm. Mọi người cùng nhau đón ngày tết này dưới ánh trăng sáng vành vạch. Cùng trò chuyện và cùng nhau ước nguyện một đời bình an.

Nhiều người vẫn quan niệm, tết trung thu tháng 8 tại Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa. Nhưng trên thực tế, truyền thuyết về ngày này của mỗi quốc gia lại khác nhau. Sự khác nhau này còn thể hiện rõ ràng trong cả cách tổ chức đón tết.

Nếu như Tết Trung Thu của người dân Trung Quốc là câu chuyện tình giai thoạt của nàng Hằng Nga và chàng Hậu Nghệ. Thì câu chuyện ở Việt Nam lại được thêu dệt về hình ảnh chú Cuội chị Hằng.

Sự tích tết trung thu tại Trung Quốc

Tết Trung Thu còn xuất phát từ câu chuyện lịch sử của đất nước Trung Quốc vào thời nhà Đường. Cái tết trung thu này được gắn liền với nhân vật Dương Quý Phi. Dương Quý Phi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Và là một trong tứ đại mỹ nhân của đất nước Trung Hoa vào thời bấy giờ.

Cũng chính vì vẻ đẹp của nàng mà khi trở thành phi của vua Đường Huyền Tông. Nàng đã thêu dệt nên câu chuyện tình bi đát, nhiều người cho rằng nàng đã mê hoặc vua Đường Huyền Tông. Để vua đắm chìm trong tửu sắc mà bỏ bê triều chính. Do vậy, để củng cố niềm tin của triều đình. Mà đức vua Đường Huyền Tông đã buộc phải ban dải lụa trắng cho vị sủng phi của mình trong niềm tiếc thương vô hạn.

Chứng kiến cảnh này mà các tiên nữ đã vô cùng rung động. Vào đêm trăng tròn và sáng nhất của mùa thu, nhà vua sẽ được đưa lên trời để gặp lại Dương Quý Phi. Sau khi về với trần gian, ông đã đặt ra ngày tết trung thu nhằm tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Sự tích tết trung thu tại Việt Nam

Ở Việt Nam chúng ta có nhiều tài liệu đã ghi chép lại rằng, tại kinh thành Thăng Long thời nhà Lý. Tết trung thu được tổ chức với ý muốn tạ ơn thần Rồng. Đã mang mưa đến cho mùa màng bội thu, người dân có được cuộc sống ấm no.

Lại có một truyền thuyết khác kể về câu chuyện trên cung trăng có chị Hằng, chú Cuội và những chú thỏ ngọc cùng nhau chung sống thuận hòa. Chị Hằng cai quản cung trăng mang đến ánh sáng dịu nhẹ soi sáng nhân gian vào ban đêm. Vào ngày rằm tháng Tám hàng năm chị Hằng và chú Cuội. Sẽ được xuống thăm trần gian và vui chơi với lũ trẻ. Nhiều người còn cho rằng từng nhìn thấy chị Hằng và chú cuội trên cung trăng. Rõ ràng nhất vào ngày rằm tháng Tám này.

Trong ngày Tết trung thu, hình ảnh chiếc đèn lồng ông sao với màu sắc sặc sỡ. Được soi sáng lung linh trong ánh nến và dưới ánh trăng vàng. Đối với người Trung Hoa thì đèn lồng được treo ở cửa ngôi nhà. Nhằm tượng trưng cho sự an bình và may mắn. Nhiều nơi lại làm thành đèn hoa đăng, ghi lời ước nguyện và thả trôi theo dòng nước.

Ý nghĩa của ngày tết trung thu

Nhắc về truyền thuyết ngày rằm trung thu, có thể nhiều bạn trong chúng ta vẫn chưa biết rõ. Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, mặt trời chiếu sáng cả ngày lẫn đêm. Khiến cho vạn vật không có thời gian nghỉ ngơi. Hơn nữa ánh sáng mặt trời quá nóng khiến vạn vật không thể sinh sôi nảy nở. Có một người mẹ nghèo đã xin Mặt trời đi ngủ nhưng ông không chịu. Vì cho rằng nhiều loài vật vẫn cần ánh sáng để kiếm ăn vào ban đêm.

Chính vì vậy mà bà mẹ đã chấp nhận hy sinh hóa thành mặt trăng. Để có thể mang đến cho nhân gian nguồn ánh sáng dịu nhẹ hơn mặt trời. Ngày rằm tháng Tám hàng năm là ngày mặt trăng to tròn, đẹp nhất nên mọi người. Thường sửa soạn mâm cúng không những dâng lên tổ tiên. Mà còn thể hiện lòng biết ơn đối với người mẹ hiền này.

Xem Thêm:  Bạn Đã Biết Cách Cúng Nhà Mới Thuê Chưa?

Ý nghĩa của Tết trung thu đối với trẻ em

Đối với người Việt Nam, đèn lồng trung thu thường được làm cho trẻ em vui chơi trung thu là chính. Nhiều nơi còn tổ chức cho trẻ em đi rước đèn trung thu theo đoàn. Những chiếc đèn được làm thành vô số hình dáng con vật. Hay đồ vật hoặc hoa cỏ vô cùng xinh đẹp và sáng rực giữa màn đêm ngày Tết trung thu.

Đèn lồng Việt Nam được làm thủ công từ nguyên liệu là tre và giấy gió. Được tô vẽ thêm bên ngoài đèn với những hình ảnh vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam chính là sự biểu hiện của mong ước được vui vẻ, hạnh phúc và ấm no.

Vào mỗi dịp trung thu thì mỗi gia đình người Việt đều sẽ bày biện mâm cỗ. Với đầy đủ các món chay, hoa quả và đặc biệt, không thể thiếu món bánh trung thu. Tùy vào điều kiện từng gia đình để làm mâm cỗ cúng rằm trung thu chay to hay nhỏ. Mâm cỗ rằm trung thu này được người dân cắt tỉa thành hình các con vật, bông hoa. Trông vô cùng đẹp mắt và lung linh.

Sau khi cúng vái xong thì đợi nhang tàn, mọi người trong gia đình cùng quây quần bên nhau. Phá mâm cỗ trung thu và thưởng thức hương vị không khí đầm ấm gia đình bên mâm cỗ tết.

Tổ chức tết trung thu vào ngày nào?

Tết Trung Thu của người Việt Nam được diễn ra vào đúng ngày Rằm 15 tháng 8 âm lịch hằng năm. Ngoài những hoạt động mang tính vui chơi như rước đèn, ngắm trăng, phá cỗ. Thì việc bày mâm cỗ để cúng rằm cũng chính là một phần vô cùng quan trọng có tính không thể thiếu vào dịp rằm này.

Mâm cúng rằm trung thu tháng 8 gồm những gì?

Mâm cỗ cúng Rằm vào trung thu tháng 8 được các gia đình Việt Nam rất chú trọng. Ai cũng luôn cố gắng sắm sửa thế nào cho tươm tất nhất. Với mong muốn thể hiện được thành ý của các con cháu luôn tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên của mình.

Mâm cỗ Tết Trung Thu theo phong tục dân gian không quá chú trọng vào việc phải chuẩn bị các món mặn. Mà chủ yếu là đồ chay để trẻ em phá cỗ.

Mâm cúng rằm thung thu tháng 8 thường bao gồm những lễ vật sau:

  • Hương nhang, đèn dầu hoặc nến, gạo, muối
  • Nếu gia đình nào cúng mặn có thể chuẩn bị các món như gà luộc, xôi, chè, cháo…
  • Bánh trung thu bao gồm bánh dẻo và bánh nướng với đủ các loại nhân, gia đình có thể tùy ý lựa chọn sao cho phù hợp.
  • Mâm quả với 5 loại quả, cụ thể: 1 nải chuối vàng, 1 quả hồng (tượng trưng cho hy vọng), 1 quả bưởi (tượng trưng cho những điều tốt lành), 1 quả mãng cầu (hay quả na, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở), 1 quả lựu (tượng trưng cho sự may mắn). Ngoài ra các gia đình có thể bày thêm nhiều loại trái cây khác nhau để tăng thêm phần hấp dẫn và tăng thêm vẻ đẹp cho mâm cỗ.
  • Các loại hoa tươi, chủ yếu sử dụng là hoa hồng và hoa cúc
  • Bình trà, có thể sử dụng các loại trà như trà hoa sen, hoa nhài… dùng để thưởng thức cùng bánh trung thu và cùng trò chuyện dưới ánh trăng.

Mâm cỗ trung thu thường bao gồm những lễ vật trên. Ngoài ra gia đình có thể sử dụng cả đèn lồng Trung Thu. Có rất nhiều loại đèn lồng khách nhau, bạn có thể sắm đèn  lồng đèn cá chép (thể hiện sự kiên trì, vượt khó, niềm hy vọng), đèn ông sao (thể hiện sự khởi đầu mới, sự tham vọng với mục tiêu trong cuộc sống), đèn kéo quân (thể hiện đạo làm người, kiểm soát tốt 6 cá tính của con người – thương, ghét, giận, vui, buồn, hờn),…

Tuy nhiên, mâm cỗ trung thu còn được sắm sửa tùy vào truyền thống và phong tục của từng vùng miền. Mang những nét đặc trưng về văn hóa riêng có.

Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp đơn giản, ý nghĩa

Mâm ngũ quả đẹp chính là một trong những điều tạo nên không khí của ngày tết trung thu ấm áp. Vậy phải bày trí mâm ngũ quả ngày trung thu như thế nào cho đẹp nhất?

Ngày trung thu là ngày tết đoàn viên, một trong những ngày được coi trọng nhất trong năm đối với người Việt Nam. Không chỉ ở mỗi gia đình mà nhiều nhà trường còn tổ chức ngày tết trung thu cho học sinh. Và trang trí mâm ngũ quả là một phần không thể thiếu trong ngày rằm tháng Tám hàng năm.

Ý nghĩa của việc bày mâm ngũ quả trong ngày Tết Trung Thu

Theo quan niệm của người Việt Nam, tết Trung thu là ngày tết đoàn viên, cả gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Dù những đứa con đi xa cũng sẽ nhớ ngày này để về đoàn tụ với gia đình. Đặc biệt là với trẻ em thì lại càng mong chờ ngày tết trung thu để được đi rước đèn, phá cỗ, được đi chơi với bạn bè cùng chăng lứa dưới ánh trăng rằm. Chính vì vậy, ngày tết trung thu đã trở thành kỉ niệm tuổi thơ vô cùng đẹp đẽ đối với mỗi người.

Vào ngày tết trung thu, ngoài việc sắm sửa đồ chơi trung thu cho trẻ em trong gia đình, mua bánh kẹo, thì người lớn trong gia đình còn chú trọng vào việc bày biện mâm ngũ quả sao cho đẹp mắt. Theo quan niệm dân gian, mâm ngũ quả bao gồm 5 loại quả khác nhau tượng trưng cho sự cân bằng của 5 yếu tố trong ngũ hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Ngoài ra, thì mâm ngũ quả còn là lời mong cầu cho sự sung túc, bình an, đầy đủ, thịnh vượng của người Việt Nam ta.

Tại các trường học, việc tổ chức ngày tết trung thu cho học sinh cùng với những hoạt động ý nghĩa như thi đua bày trí mâm ngũ quả còn giúp các em có một ngày tết trung thu ý nghĩa, tạo sự gắn kết giữa thầy cô, bạn bè, đồng thời giúp các em hiểu được ý nghĩa của ngày tết đoàn viên ngay từ khi còn bé.

Xem Thêm:  Bài cúng văn khấn rằm tháng Giêng 2023 chuẩn phong tục Việt

Cách bày trí mâm ngũ quả ngày tết trung thu như thế nào cho đẹp mắt?

Mâm ngũ quả được bày trí khác nhau ở mỗi vùng miền cũng như trong mỗi gia đình. Hãy cùng tìm hiểu về cách bày trí mâm ngũ quả đặc trưng của người dân 3 miền nước ta nhé.

Cách bày mâm ngũ quả trung thu của người miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc sẽ không thể thiếu được hai loại quả đặc trưng là chuối xanh và bưởi. Nải chuối đều, đẹp, quả to tròn, cụp vào nhau sẽ được đặt dưới cùng để nâng đỡ những loại quả khác. Nải chuối với hình thù đặc trưng giống như sự che chở của đất trời dành cho con người.

Ở giữa nải chuối sẽ là quả bưởi to, tròn đều, kích cỡ phù hợp. Không quá to cũng không quá bé để vừa vặn với nải chuối. Sau khi hai thức quả chính này được bày biện lên mâm cỗ cúng trung thu thì tiếp theo sẽ là bước trang trí xung quanh bởi những loại quả khác.

Ngoài hai loại quả chính là chuối và bưởi thì người dân miền Bắc. Có thể lựa chọn những loại quả khác nhau để bày biện. Tùy theo từng mùa và sở thích của từng nhà. Một số loại quả thường được chọn như táo, lê, cam, quýt, hồng xiêm, thanh long, xoài,…

Những loại quả này được bày xen kẽ vào những chỗ trống. Trên mâm ngũ quả trung thu sao cho trông đẹp mắt nhất. Khi chọn quả để bày biện, gia chủ thường cố gắng chọn các loại quả. Với nhiều màu sắc sặc sỡ khác nhau như vàng, đỏ, cam, xanh,…Người miền Bắc rất coi trọng tính thẩm mỹ nên mâm ngũ quả. Càng đa dạng màu sắc, màu sắc càng tươi tắn thì lại càng đẹp.

Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp ở miền Trung như thế nào?

Người miền Trung thường không quá cầu kỳ trong việc bày mâm ngũ quả. Mà sẽ tùy thuộc vào vườn cây trong nhà có loại quả nào. Thì bày thức ấy hoặc chọn mua các loại quả theo mùa vụ. Một số loại quả thường được bày như thanh long, chuối, bưởi, mãng cầu, xoài, đu đủ,…

Cách bày biện cũng tương đối đơn giản, chỉ cần xếp các loại quả lên đĩa. Hoặc trên mâm để thành kính dâng lên tổ tiên. Các loại quả được chọn cũng sẽ là quả to, ngon, đẹp nhất trong vườn. Hay những quả tươi nhất khi mua ở chợ.

Cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp ý nghĩa ở miền Nam

Người miền Nam có những quan niệm rất khác trong việc bày trí mâm ngũ quả. Không chỉ trong ngày tết trung thu mà còn trong nhiều dịp khác nói chung. Người miền Nam không coi trọng hình thức mâm ngũ quả như người miền Bắc. Mà đặc biệt chú trọng đến ý nghĩa của các loại quả.

Ví dụ như ở miền Nam sẽ không bày chuối trên mâm cúng vì cho rằng chuối. Có phát âm gần giống với “chúi” ý chỉ những điều không may mắn. Hay những loại trái cây khác như cam, quýt, lê. Cũng có ý nghĩa của sự đen đủi, không may (quýt làm cam chịu, hay lê lết, thất bại). Vì vậy cũng sẽ không xuất hiện trong mâm cúng.

Những loại quả khác vẫn được lựa chọn để bày biện như xoài, đu đủ, mãng cầu, phật thủ, táo, thanh long,..Những loại quả này thể hiện mong cầu cho sự may mắn, sung túc, đủ đầy, sự bình an. Được che chở và thăng tiến trong sự nghiệp. Gặt hái nhiều thành công trong cuộc sống.

Ý nghĩa của một số loại quả trong mâm ngũ quả bạn nên biết

Để có thể chọn được loại quả phù hợp để bày lên mâm ngũ quả trong gia đình. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo ý nghĩa của một số loại quả như sau:

  • Quả chuối xanh tượng trưng cho sự che chở của đất trời. Nên chọn những nải chuối tươi xanh, vỏ bóng, chuối. Có hình dáng hơi cong, và nải có nhiều quả từ 12-16 quả.
  • Quả phật thủ có hình dáng giống bàn tay phật cũng thể hiện mong cầu. Được che chở, bảo vệ của đấng thần linh.
  • Quả hồng đỏ thể hiện ước nguyện về sự may mắn. Niềm hy vọng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
  • Quả bưởi vàng thể hiện mong cầu cho sự tốt lành, bình an.
  • Quả dưa hấu với mong muốn những điều may mắn sẽ đến.
  • Quả na là biểu tượng của sự sinh sôi nảy nở.
  • Quả xoài thể hiện mong muốn sự sung túc, tiền nhiều đủ xài chứ không thiếu.
  • Quả đu đủ thể hiện mong muốn đủ đầy trong cuộc sống.

Khi lựa chọn các loại quả, nên chọn quả có màu sắc khác nhau. Có cả loại quả xanh và loại quả chín. Để tượng trưng cho sự cân bằng trong âm dương ngũ hành. Gọi là mâm ngũ quả nhưng ngày nay mọi người thường bày nhiều hơn 5 loại quả. Một phần do chất lượng cuộc sống của con người được cải thiện. Một phần vì con người cùng ngày càng coi trọng tính thẩm mỹ. Nên lựa chọn bày nhiều loại quả khác nhau.

Một số cách trang trí mâm ngũ quả tết trung thu độc đáo

Ngoài cách bày trí mâm ngũ quả truyền thống trên đây, hiện nay có rất nhiều ý tưởng độc đáo. Khác nhau khi bày mâm ngũ quả tết trung thu. Nhờ sự sáng tạo, từ các loại quả thông thường. Con người cắt tỉa thành các hình thù khác nhau để mâm ngũ quả trở nên bắt mắt, ấn tượng, thu hút hơn.

Đặc biệt trong các mâm ngũ quả khi được thi đua bày biện ở các trường học. Các bạn học sinh có rất nhiều ý tưởng độc đáo khi trang trí mâm ngũ quả. Chúng ta hãy cùng tham khảo một số ý tưởng nhé.

  • Ý tưởng cắt tỉa dưa hấu: quả dưa hấu có thể được cắt tỉa thành nhiều hình thù khác nhau. Như hình hoa lá, hình cá chép, hình ngôi sao,..
  • Ý tưởng cắt tỉa quả bưởi: Quả bưởi có thể được gọt vỏ, tách múi, bóc xòe múi bưởi. Để dính vào khung hình có sẵn (làm từ một số loại quả khác như cam, táo) để tạo thành chú chó bưởi.
  • Ý tưởng làm con công từ quả dứa chín: chỉ từ một quả dứa còn cuống. 1 quả bí thon dài, vài quả ớt, hạt nhãn, miếng cà rốt. Là các bạn đã có thể ghép thành chú công xinh đẹp trang trí cho mâm ngũ quả ngày trung thu rồi.
  • Ý tưởng làm đàn ếch từ quả su su: Quả su su vốn đã có hình dáng giống chú ếch ngộ nghĩnh rồi. Vì vậy chỉ cần thêm mắt (làm từ hạt nhãn), lưỡi (làm từ miếng cà rốt) là có thể làm thành một đàn ếch vô cùng thú vị.
  • Ý tưởng làm chú nhím từ quả lê và nho: Chỉ cần dùng tăm gắn những quả nho lên trên thân quả lê là chúng ta sẽ có một chú nhím xinh xắn.
  • Ý tưởng làm đàn cá đỏ từ quả thanh long đỏ, ruột trắng chỉ bằng việc gắn thêm mắt. Vậy và cắt bỏ một phần quả thanh long để tạo thành chiếc miệng xinh xinh.
Xem Thêm:  Nghi Thức Làm Phép Khởi Công Xây Nhà

Những ý tưởng đơn giản nhưng độc đáo ngộ nghĩnh này đã khiến mâm ngũ quả. Trở nên thu hút hơn bao giờ hết và để lại những ấn tượng khó quên cho người thực hiện. Cũng như ngắm nhìn nó. Ngày tết trung thu sẽ càng trở lên ý nghĩa và là một phần kí ức tốt đẹp của mỗi người.

Ngoài mâm ngũ quả thì một số thức không thể thiếu trong mâm cỗ trung thu truyền thống. Như bánh trung thu, đèn ông sao, bánh kẹo, nước ngọt,…Mâm cỗ trung thu càng được chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ. Thì ngày tết trung thu càng ý nghĩa, náo nhiệt.

Cách bày biện mâm cỗ Trung Thu đẹp trong cúng rằm tháng 8

Việc bày mâm cỗ trong cúng Rằm Trung Thu tháng 8 không tuân theo một nguyên tắc cụ thể nào. Nhưng nó lại thể hiện tính nghệ thuật và óc sáng tạo rất cao. Việc bày mâm cúng trung thu rằm tháng 8. Phụ thuộc vào sự khéo léo của từng gia đình.Các lễ vật cúng rằm trung thu được cắt tỉa, tạo hình khác nha. Và sắp xếp mâm cúng sao cho trông đẹp mắt, đặc sắc và hấp dẫn nhất. Thành phần lễ vật cúng rằm tháng 8 đảm bảo đầy đủ như ở trên là được.

Tuy nhiên, khi trình bày biện mâm cỗ cúng rằm trung thu tháng 8. Cũng cần quan tâm đến việc tạo sự cân đối giữa các màu sắc. Các loại trái cây, phù hợp với tính nóng – lạnh, âm – dương để tránh bị lệch tông màu. Tương khắc gây ảnh hưởng không tốt. Âm dương cân bằng mang ý nghĩa nhân sinh của vũ trụ. Các gam màu phối hợp hài hòa tạo sự đẹp mắt cho mâm cỗ.

Đặt mâm cúng rằm trung thu tháng 8 ở đâu?

Lễ cúng rằm trung thu tháng 8 có ý nghĩa đặc trưng riêng. Nên việc chuẩn bị cũng cần phải đặt tâm và sự chu đáo lên hàng đầu. Lựa chọn sử dụng dịch vụ mâm cúng rằm trung thu trọn gói. Sẽ mang đến cho bạn một mâm cúng có tính thẩm mỹ cao. Hơn nữa còn tiết kiệm cho gia đình cả về thời gian chuẩn bị, công sức đầu tư sắm sửa. Bày biện và đặc biệt là giảm thiểu tối đa chi phí ngân sách cho bạn.

Đặt lễ cúng trọn gói tại Đồ Cúng là một giải pháp tối ưu. Dành cho những người không có quá nhiều thời gian sắm sửa lễ vật và bày biện mâm cúng. Nhưng cách này vẫn thể hiện được tấm lòng thành kính của gia chủ. Với các vị thần linh cũng như tạo cho gia đình một không khí trung thu đầm ấm và vui vẻ.

Dịch vụ cung cấp mâm cúng trọn gói cung cấp các gói đồ lễ cúng rằm tháng 8. Đa dạng với hình ảnh gắn liền với giá thành chính xác và chi tiết từng nội dung của gói đồ cúng.

Như vậy, qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã biết cách bày mâm ngũ quả trung thu đẹp rồi chứ? Bạn có thể tham khảo những mâm cỗ trung thu tại dịch vụ Đồ Cúng để có được mâm cỗ đầy đủ, đẹp mắt nhất nhé.

Đồ Cúng – Mâm cúng rằm trung thu tháng 8 ý nghĩa

Dịch vụ Đồ Cúng chắc chắn sẽ làm khách hàng hài lòng. Không chỉ bởi giá thành cạnh tranh nhất mà còn bởi sự đảm bảo về chất lượng dịch vụ. Toàn bộ đồ lễ của đơn vị đều được lựa chọn cẩn thận. Có xuất xứ rõ ràng, không nhập nhèm nguồn gốc, hoa quả luôn tươi, mới. Không dập vỡ, không có chất bảo quản thực phẩm.

Hơn nữa, các đồ lễ còn được đựng bởi các dụng cụ 1 lần nên đảm bảo tuyệt đối. Vấn đề vệ sinh do không chung đụng, không dùng lại dụng cụ. Đặc biệt tránh được các vấn đề về đổ vỡ, mẻ sứt đồ dùng. Gây ra điểm xấu cho gia đình và làm mất thẩm mỹ cho mâm cúng.

Dịch vụ phục vụ các đơn hành 24.7, bảo đảm có mặt bất cứ lúc nào khách hàng cần. Tại mọi nơi khách hàng muốn để cho lễ cúng của gia đình được diễn ra suôn sẻ. Thuận lợi, mọi sự đều hanh thông.

Với đội ngũ nhân viên am hiểu rõ ràng về văn hóa tâm linh từng nơi. Có ý thức trách nhiệm và được đào tạo bài bản các khóa đào tạo cắt tỉa nghệ thuật. Chắc chắn sẽ tạo ra những mâm cúng lễ vật đặc sắc.

Mâm cúng rằm trung thu tháng 8 là một lễ cúng đặc biệt khi trên mâm cúng. Xuất hiện rất nhiều hình hài đồ vật, con vật, thực vật khác nhau. Thể hiện sự khéo léo của mỗi gia đình. Một mâm cỗ cúng không chỉ đẹp mắt, chất lượng mà còn cần phải được cung cấp đúng giờ. Với tinh thần trách nhiệm cao tại dịch vụ cung cấp mâm cúng của Đồ Cúng. Mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm tuyệt vời và sự phục vụ chu đáo nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *