Cách Đặt Gạch Móng Nhà? Mâm Cúng Động Thổ Khởi Công Xây Nhà

Lễ động thổ có cần thiết phải có trước khi đặt móng hay không? Cách đặt gạch móng nhà và tổ chức nghi lễ động thổ như thế nào là hợp phong thủy? Ai sẽ là người đặt viên gạch động thổ? Cách sắp xếp mâm cúng động thổ khởi công xây nhà

Ý nghĩa của lễ động thổ?

Trước khi tìm hiểu lễ động thổ có ý nghĩa như thế nào, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm lễ động thổ là gì.

Cúng động thổ là một nghi lễ cúng sẽ xuất hiện khi gia chủ muốn thi công khởi hành xây dựng một công trình nào đó. Thường thì khi làm lễ cúng động thổ, người ta sẽ bày mâm lễ vật cúng, chuẩn bị văn cầu khấn cúng động thổ.

Đã từ rất lâu, mỗi khi có vấn đề gì đụng đến đất đai dân gian ta. Hay có tục lệ làm lễ xin phép ông Thổ Địa. Bởi trên mảnh đất đó chính là nơi cư ngụ của những vong linh người đã mất. Hoặc đó là nơi từng thờ cúng, các đền làng, đền, văn miếu, chùa chiền,…

Chính vì vậy nên lễ cúng động thổ được xem như một sự trình báo. Về việc mảnh đất sắp có công trình được xây dựng nên và hy vọng các vong linh đang cư ngụ tại đó. Sẽ hoan hỷ cho phép công trình được thi công thuận lợi. Ngoài ra đây cũng được xem như một sự báo cáo với các vị thổ địa, thần hoàng. Trong khu vực về sự thay đổi sẽ diễn ra trên mảnh đất.

Hầu như tất cả mọi người khi sắp phải cất một công trình nhà cửa. Trên một khu đất nào đó đều thực hiện nghi lễ này. Dù chỉ đơn giản là một mâm cơm cúng, một đĩa trái cây. Hay một bàn lễ vật cúng đầy đủ hơn đi nữa việc cúng kính. Vẫn phải được diễn ra trong sự thành kính và chu đáo nhất.

Trong tiềm thức của mỗi người dân Việt Nam ta, câu nói “có thờ có thiêng. Có kiêng có lành” đã ăn sâu vào cuộc sống tâm linh của họ. Thế nên, lễ cúng động thổ cũng vô tình tạo nên tâm lý an tâm. Cho những người sở hữu công trình lẫn đội ngũ thi công.

Điều này không có nghĩa là mọi người được chủ quan trong quá trình xây dựng. Cần phải chú ý thi hành công trình theo đúng nguyên tắc xây dựng. Nguyên tắc lao động và logic theo kế hoạch như dự định của gia chủ.

Và đương nhiên, sau khi công trình xây dựng được hoàn tất thì việc. Nên làm chính là tổ chức buổi lễ cúng tạ ơn những vị thần linh. Cùng với những linh hồn từng cư ngụ ở đó đã phù hộ. Giúp đỡ gia chủ hoàn thành việc xây dựng.

Ai sẽ là người đặt viên gạch động thổ?

Từ trước đến nay, người đặt viên gạch thường sẽ là người cao tuổi, lớn nhất trong làng đứng ra chủ trì. Một người đảm đương vị trí chủ trì thực hiện tất cả các nghi thức cúng kính. Phải có vai vế và tiếng nói trong gia tộc của mình. Mục đích chính của buổi cúng động thổ chính là cầu mong sự bình an. Vận nhà mãi hanh thông giúp gia đình luôn vững chắc và hưng thịnh.

Xem Thêm:  Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Nước Cốt Dừa

Tuy nhiên, cho đến nay đã có một vài thay đổi nhỏ khi người đặt gạch. Thường được chọn bởi người hợp tuổi đối với những công trình có quy mô nhỏ. Còn với những kế hoạch xây dựng lớn hơn. Thì người đại diện đặt gạch thường là những nhà đầu tư chính.

Cách tiến hành lễ cúng động thổ cho gia chủ

Có một số việc làm bạn cần chú ý để khi tổ chức lễ động thổ đặt móng. Sẽ không còn bối rối hay lo lắng sai lệch những nguyên tắc trong phong thủy. Đó là:

Tục lệ xúc cát là một hoạt động không thể thiếu trong việc xây dựng. Cho đến tận bây giờ, tục lệ này vẫn còn được tiếp tục giữ vững.

Một trong những việc cần phải làm trước khi tiến hành xây dựng công trình. Chính là chọn ngày lành tháng tốt, giờ Hoàng Đạo. Ông bà ta thường dựa vào tử vi ngày tháng năm. Để xem thời điểm nào là phù hợp nhất với gia chủ. Những người có tuổi phạm vào năm Kim Lâu, Hoang Ốc. Thì nên tạm dừng việc xây dựng nhà cửa.

Nếu trong trường hợp quá cấp bách, người có ý định xây dựng nhà cửa. Có thể mượn tuổi của người thân hoặc bạn bè thân thiết phù hợp và không phạm vào hai điều trên. Để làm lễ động thổ và khởi công xây nhà cửa. Cần tránh xa những ngày xấu như ngày Hắc đạo, Sát chủ, Trùng tang, Trùng phục,… sau khi tiến hành cúng động thổ.

Việc thứ hai chính là sắm lễ vật cúng động thổ. Sau khi đã chọn được ngày lành tháng tốt để khởi công. Bước tiếp theo mà gia chủ cần thực hiện chính là chuẩn bị lễ vật. Vật phẩm cúng cho ngày cúng động thổ.

Tùy theo điều kiện gia đình, điều kiện bên ngoài như tuổi tác, mạng số, phong thủy. Của người sở hữu mảnh đất cũng như dụng ý của thầy Cúng – người tư vấn cho gia chủ. Về mảnh đất đó mà mâm lễ vật cúng ở mỗi trường hợp gia đình sẽ khác nhau.

Combo mâm cúng động thổ – khởi công gồm các lễ vật

LỄ VẬT TRONG MÂM CÚNG ĐỘNG THỔ – KHỞI CÔNG
Mâm cúng động thổ combo 1 Mâm cúng động thổ combo 2 Mâm cúng động thổ combo 3
✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần) ✓ Trái cây ngũ quả (01 phần)
✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó) ✓ Hoa cúc kim cương (01 bó)
✓ Nhang rồng phụng (01 bó) ✓ Nhang rồng phụng (01 bó) ✓ Nhang rồng phụng (01 bó)
✓ Đèn cầy (02 ly) ✓ Đèn cầy (02 ly) ✓ Đèn cầy (02 ly)
✓ Gạo (01 phần) ✓ Gạo (01 phần) ✓ Gạo (01 phần)
✓ Muối (01 phần) ✓ Muối (01 phần) ✓ Muối (01 phần)
✓ Trà (01 phần) ✓ Trà (01 phần) ✓ Trà (01 phần)
✓ Rượu nếp mới (01 chai) ✓ Rượu nếp mới (01 chai) ✓ Rượu nếp mới (01 chai)
✓ Nước cúng (01 chai) ✓ Nước cúng (01 chai) ✓ Nước cúng (01 chai)
✓ Giấy cúng động thổ (01 bộ) ✓ Giấy cúng động thổ (01 bộ) ✓ Giấy cúng động thổ (01 bộ)
✓ Bánh kẹo (01 phần) ✓ Bánh kẹo (01 phần) ✓ Bánh kẹo (01 phần)
✓ Trầu cau (01 phần) ✓ Trầu cau (01 phần) ✓ Trầu cau (01 phần)
✓ Chè đậu trắng (05 phần) ✓ Chè đậu trắng (05 phần) ✓ Chè đậu trắng (05 phần)
✓ Xôi gấc đậu xanh (05 phần) ✓ Xôi gấc đậu xanh (05 phần) ✓ Xôi gấc đậu xanh (05 phần)
✓ Cháo trắng (05 phần) ✓ Cháo trắng (05 phần) ✓ Cháo trắng (05 phần)
✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng) ✓ Tam sên (01 bộ gồm thịt luộc, tôm, trứng)
✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi) ✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi) ✓ Gà luộc (01 con kèm cháo, gỏi)
✓ Heo quay miếng (01 phần) ✓ Heo sữa quay (01 con)
✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa) ✓ Bánh hỏi hoặc bánh mì (01 đĩa)
Xem Thêm:  Bài cúng thần tài hàng ngày để đầy mang tài lộc

Gợi ý mâm cúng động thổ đơn giản gồm các lễ vật

Tuy nhiên, thông thường một mâm lễ cúng động thổ làm tiền đề. Cho việc khởi công xây dựng một ngôi nhà bao gồm:

  • 01 bộ tam sinh bao gồm: thịt lợn luộc, tôm luộc và trứng vịt luộc.
  • 01 con gà chọn gà trống, chân và mỏ đều vàng, mình vàng.
  • 01 đĩa xôi hoặc bánh chưng
  • 01 chén muối trắng
  • Cháo trắng
  • 01 chén gạo
  • 01 bát nước tinh khiết
  • 03 ly trà
  • 01 cốc rượu trắng
  • 01 Bao thuốc lá
  • 01 bộ quần áo Quan Thần Linh, mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng
  • 01 đinh vàng hoa
  • 02 cây đèn cầy
  • 05 lễ vàng tiền
  • 05 cái oản đỏ
  • 03 hũ muối – gạo – nước
  • Năm lá trầu, năm quả cau hoặc 3 miếng trầu cau đã têm
  • 5 loại quả khác nhau (mâm ngũ quả cúng động thổ) xếp thành đĩa.
  • Hoa cúng động thổ gồm 9 bông hoa hồng đỏ
  • Trầu cau
  • Lư nhang
  • Bánh kẹo
  • Heo sữa quay (nếu gia đình có điều kiện)

Bài văn khấn cúng động thổ – khởi công

Để lễ cúng động thổ – khởi công diễn ra xuôn xẻ, đúng phong tục truyền thống Việt. Thì một bài văn khấn cúng động thổ khởi công là một điều không thể thiếu trong buổi lễ.

Nghi thức làm phép khởi công xây nhà

Việc thứ 3 chính là tiến hành nghi lễ cúng động thổ. Đối với công trình có quy mô nhỏ như nhà ở. Gia chủ cần bày biện lễ vật lên một chiếc bàn cúng nhỏ. Để ở giữa mảnh đất sắp được thi công. Nên chọn đặt bàn cúng trên một khu đất cao ráo và sạch sẽ.

Tiếp đến gia chủ sẽ đốt hai cây đèn và thắp 7 cây nhang với nam. Và 9 cây nhang với nữ rồi cắm 3 cây nhang. Trên mâm cúng, 3 cây nhang ở dưới đất. Khi tiến hành lễ cúng gia chủ cần thắp nhang đèn khấn vái bốn phương, tám hướng. Rồi quay lại vào mâm lễ cầu khấn. Sau khi đọc văn khấn động thổ xây nhà, đợi hương sắp tàn. Gia chủ sẽ đại diện đốt tiền vàng, đồ hàng mã.

Tiếp theo người chủ trì sẽ rắc muối gạo rồi tự tay cuốc vào mảnh đất sắp thi công. Và đặt viên gạch đầu tiên vào chỗ đào móng. Để báo cáo với Thổ Địa xin phép được động thổ. Sau buổi lễ động đất, gia đình có thể bắt tay vào thi công công trình theo kế hoạch. 3 hũ muối trắng, gạo và nước. Nên đem cất đi để sau này khi tổ chức lễ nhập trạch vào nhà mới. Sẽ dùng đến và được đặt ở nơi thờ cúng ông Táo.

Một lưu ý rằng, hoa cúng sử dụng ở buổi động thổ thì nên cắm và giữ lại tại mảnh đất. Tuyệt đối không mang về nhà. Với những gia đình có dự định xây dựng nhà nhiều tầng. Mỗi lần đổ mái gia chủ đều phải chuẩn bị lễ vật cúng vái.

Trong trường hợp, quy mô công trình lớn hơn và người đại diện. Là những chủ đầu tư thì các bước thực hiện cũng tương tự như trên. Sau khi cúng xong, đơn vị thi công có thể vào thắp nhang cúng. Và khấn vái báo cáo với thần Thổ Địa đang cư ngụ.

Xem Thêm:  Bài cúng văn khấn rằm tháng Giêng 2023 chuẩn phong tục Việt

Với những người mượn tuổi làm nhà thì những lễ vật cúng. Không khác với các trường hợp trên là bao. Tuy nhiên cần phải làm giấy tờ bán đất tượng trưng mảnh đất cho người mượn tuổi. Và khi làm lễ nhập trạch sẽ cần hợp đồng mua bán đất này để nhận nhà.

Những lưu ý quan trọng trong việc chọn đất để động thổ đặt móng nhà

Trước khi thực hiện lễ động thổ đặt móng gia chủ cần phải kiểm tra địa khí nơi đó.

Theo phong thủy, địa khí là yếu tố ảnh hưởng đến vận khí công danh, sự nghiệp và sức khỏe. Bên cạnh đó nếu kiểm tra phát hiện thấy mảnh đất có khí lạ thì có thể kịp thời làm phép và hóa giải tử khí rồi mới bắt tay vào đào móng.

Chọn hướng xây dựng móng nhà và cửa chính theo phong thủy

Hướng của móng công trình cần phải nằm ở vị trí trung tâm, đây cũng chính là hướng dùng để đặt ảnh các vị thần, bài vị tổ tiên. Với cửa chính của công trình có thể được xác định bằng việc dựa vào các hướng: Đông Tây, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam. Đây cũng chính là hướng dùng để động thổ đặt móng nhà cho phù hợp.

Cần chọn địa hình đặt móng bằng phẳng và sạch sẽ

Người ta hay nói “an cư lạc nghiệp”, một ngôi nhà chắc chắn sẽ được dựng trên một mặt bằng bằng phẳng. Và một ngôi nhà an toàn cũng sẽ đem đến cho những người sở hữu cảm giác yên tâm làm việc và chung sống.

Việc chọn lựa kỹ càng khu đất mà mình định thực hiện lễ động thổ là một việc hoàn toàn cần thiết. Đảm bảo mảnh đất của mình được bằng phẳng và chắc chắn sẽ giúp gia chủ vừa ý về cả hình thức ngôi nhà lẫn những giá trị tinh thần mà nó mang tới.

Xây nhà không nên chọn chân núi hoặc hẻm núi

Với những cư dân sống ở nơi gần đồi núi, thung lũng thì cần tránh xa những khu vực gần chân núi hay hẻm núi. Bởi điều này thực sự nguy hiểm khi không may xảy ra thiên tai như lũ lụt, mưa gió. Nó sẽ có thể cuốn trôi tất cả mọi thứ, gia tài vật chất cho đến cả con người.

Đặt mâm cúng động thổ – khởi công trọn gói ở đâu?

Vừa rồi là tất cả những thông tin hữu ích mà Đồ Cúng muốn chia sẻ với các bạn, những người đang có nhu cầu muốn xây dựng cho mình công trình riêng. Là một công ty chuyên cung cấp đồ cúng cho tất cả các buổi lễ từ cúng căn, thôi nôi cho đến lễ động thổ đặt móng và nhiều lễ cúng khác.

Đồ Cúng luôn tự hào là một trong những giải pháp tốt nhất giúp gia đình bận rộn hoặc tất bật với công việc mà không có thời gian để hoàn thành lễ vật cho các buổi cúng được đầy đủ và thành kính.

Với sự thành tâm trong việc giúp khách hàng hoàn thành lễ cúng động thổ, khởi công và có những trải nghiệm tuyệt vời, chúng tôi luôn cố gắng hoàn thiện phiên bản của chính mình mỗi ngày. Tuy với giá cả và ưu đãi phải chăng, nhưng chất lượng sản phẩm chắc chắn sẽ không bao giờ làm khách hàng thất vọng.

Tham khảo thêm nhiều kinh nghiệm cúng khác TẠI ĐÂY:

Tag: Nghi thức làm phép khởi công xây nhà | Nghi thức làm phép khởi công xây nhà | Lễ cúng đổ móng nhà | Lễ cúng đổ móng nhà đơn giản | Mâm ngũ quả cúng sửa nhà | Bộ tam sên cúng sửa nhà | Mâm ngũ quả cúng sửa nhà | mâm lễ cúng sửa nhà, đất ở đầu | Mâm lễ cúng sửa nhà đất ở đầu | Trứng cúng tam sên có bóc vô không

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *