Chia Sẻ Cách Làm Lồng Đèn Trung Thu Bằng Giấy Đơn Giản

Trong một năm người Việt có nhiều ngày lễ quan trọng khác nhau nhưng có một ngày lễ truyền thống còn được gọi là ngày Tết thứ hai. Vào ngày này từ người lớn đến trẻ nhỏ đều vô cùng náo nức không chỉ bởi được thưởng thức các món ăn truyền thống thơm ngon, đặc sắc mà còn bởi không gian tràn ngập sắc màu đến từ những chiếc đèn lồng vô cùng đẹp mắt. Và điều này tạo nên sự độc đáo của ngày tết Trung Thu.

Ở Việt Nam tết Trung Thu còn được gọi là tết đoàn viên khi các thành viên trong gia đình sẽ tụ họp lại với nhau cùng thưởng thức bữa cơm gia đình và các món bánh truyền thống khác. Đây cũng là dịp chúng ta được trút bỏ mọi gánh nặng và quay trở về đoàn tụ bên gia đình. Còn đối với trẻ nhỏ thì đây là ngày chúng được tha hồ vui chơi, được mua đồ chơi và háo hức đi xem đèn lồng.

Sự xuất hiện của những chiếc đèn lồng với kiểu dáng, kích cỡ đa dạng, màu sắc bắt mắt trên đường phố vào ngày Trung Thu không chỉ khiến không khí thêm phần long lanh, huyền ảo mà còn mang đến niềm vui thích, sự phấn khích trong lòng của mỗi người, từ trẻ nhỏ tới người lớn. Bởi không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội được ngắm nhìn không gian tràn ngập lồng đèn như dịp Trung Thu.

Bạn có thể thấy rất nhiều loại lồng đèn Trung Thu khác nhau và mỗi loại lại mang ý nghĩa riêng cùng vẻ đẹp riêng. Nếu bạn không muốn mua lồng đèn bán sẵn thì có thể tham khảo một số cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy được chia sẻ ngay dưới đây.

Trung Thu là ngày lễ truyền thống quan trọng trong năm của người Việt

Bao nhiêu đời nay tết Trung Thu vẫn luôn có vị thế không thể thay đổi trong văn hóa và tâm linh của người Việt. Đây là ngày lễ truyền thống vô cùng quan trọng không chỉ bởi vào ngày này mọi người cùng nhau thưởng thức ngắm trăng tròn trong tiết trời mùa thu mà đó còn là ngày chúng ta tạm dừng mọi công việc để quay trở về đoàn tụ bên gia đình.

Vào ngày tết Trung Thu ai ai cũng cảm thấy háo hức bởi ngày này trẻ nhỏ sẽ được mua quà và thưởng thức nhiều món đồ ăn ngon hấp dẫn như bánh nướng, bánh dẻo…còn người lớn sẽ được đoàn viên bên con cháu để cùng chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống.

Xem Thêm:  Cúng đầy năm bé trai, gái miền Nam có gì đặc biệt?

Khi cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta vào guồng quay của công việc và phải đối mặt với quá nhiều áp lực thì ngày tết Trung Thu sẽ là thời gian tuyệt vời giúp chúng ta tạm dừng lại tất cả, thả lỏng mình thư giãn. Đó là ngày chúng ta có được khoảng thời gian yên bình để ngắm trăng bên người thân trong gia đình, để ngắm nhìn sự huyền ảo của những chiếc đèn lồng đầy màu sắc treo trên đường phố.

Hình ảnh các lồng đèn nhiều màu sắc là điều đặc trưng của tết Trung Thu

Nhắc tới ngày tết Trung Thu chúng ta có rất nhiều điều để nhớ đến nhưng có lẽ hình ảnh về các chiếc lồng đèn nhiều màu sắc, đa dạng về kích thước và chủng loại được treo trên cửa của các ngôi nhà, treo khắp đường phố là điều mà bất cứ ai cũng đều ấn tượng.

Tuy chỉ được làm bằng những vật liệu rất đơn giản, phổ biến, gần gũi trong cuộc sống của con người như giấy, tre, vải, lụa…nhưng hình dáng, kiểu mẫu và sự đặc sắc của những chiếc đèn lồng này luôn khiến cho mọi người đều phải trầm trồ khen ngợi.

Dưới bàn tay khéo léo của con người từ những vật dụng rẻ tiền, thông dụng lại có thể tạo nên những chiếc đèn đẹp mắt khiến ngày Trung Thu trở nên độc đáo hơn và mang tính biểu tượng cao cho nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt.

Có thể nói hình ảnh của những chiếc đèn lồng thường gắn liền với ký ức tuổi thơ của đại đa số người dân Việt Nam. Bởi những chiếc đèn lồng này không chỉ mang ý nghĩa trang trí đơn thuần mà bản thân mỗi một chiếc đèn lại chứa đựng những ý nghĩa khác nhau, không phải ai trong số chúng ta cũng biết đến ý nghĩa này.

Ý nghĩa của một số chiếc lồng đèn Trung Thu

Nhắc tới lồng đèn Trung Thu là chúng ta thường nhắc đến một số loại đèn nổi tiếng luôn xuất hiện trong ngày này như lồng đèn ông sao, lồng đèn kéo quân, lồng đèn cá chép hoặc lồng đèn tròn. Những chiếc lồng đèn này ngoài sự tinh tế, đẹp mắt ra thì còn mang trong mình ý nghĩa đặc biệt, đó là:

  • Lồng đèn ông sao

Đây là chiếc lồng đèn quen thuộc dành cho trẻ nhỏ trong ngày tết Trung Thu. Chiếc đèn được thiết kế với hình dáng của ngôi sao năm cánh và được bao bọc bởi vòng tròn ở phía bên ngoài nên càng tăng thêm phần đặc sắc. Chất liệu chủ yếu làm nên chiếc lồng đèn này đó chính là nylon ngũ sắc. Các họa tiết cầu kỳ cũng được các nghệ nhân thêm vào để gia tăng vẻ đẹp cho chiếc lồng đèn khiến trẻ nhỏ cực kỳ thích thú.

Chiếc lồng đèn ông sao có ý nghĩa tượng trưng cho âm dương ngũ hành theo phong thủy nhằm thể hiện sự cân bằng, hài hòa trong các mối quan hệ như mối quan hệ giữa người với người hoặc giữa con người với thiên nhiên. Đặc biệt chiếc lồng đèn này còn biểu tượng cho ngôi sao năm cánh quốc kỳ của nước ta nên còn mang ý nghĩa tượng trưng cho lòng yêu nước.

  • Lồng đèn cá chép

Hình ảnh các chú cá chép nhiều màu sắc được tái hiện trên chiếc lồng đèn cá chép đầy sinh động là điều khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng rất hài lòng. Bởi cá chép không chỉ tượng trưng cho sự may mắn, điềm lành trong hệ tư tưởng tâm linh của người Việt mà loài cá này còn gắn liền với truyền thuyết cá chép vượt vũ môn hóa rồng nên ý nghĩa của đèn còn biểu trưng cho sự phấn đấu, vươn lên không ngừng khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

Xem Thêm:  Thôi Nôi Cho Bé Gái Nên Tặng Quà Gì

Những chú cá chép được trang trí lộng lẫy với nhiều lớp giấy nilon đủ màu sắc và bổ sung thêm nhiều họa tiết khéo léo khiến chiếc lồng đèn có sức hấp dẫn kỳ lạ với mọi người.

  • Lồng đèn kéo quân

Đây là chiếc lồng đèn có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng hàng trăm năm nay vẫn được người Việt coi trọng và gìn giữ. Bởi chiếc đèn này mang ý nghĩa biểu tượng cho sự hiếu thảo và tình yêu thương của những người con, người cháu dành cho cha mẹ, ông bà của mình.

Lồng đèn kéo quân được trang trí bởi những họa tiết cầu kỳ, tỉ mỉ nên khi thắp sáng lên mang tới cho người xem một cảm giác bất ngờ, hứng thú vì vẻ đẹp thẩm mỹ đến nao lòng.

  • Lồng đèn tròn

Loại lồng đèn này chúng ta có thể nhìn thấy quanh năm chứ không chỉ riêng vào ngày tết Trung Thu. Những chiếc lồng đèn này thường được dùng để trang trí ở nhiều cửa hàng café, quán ăn…nhằm tăng thêm tính thẩm mỹ cho không gian. Điều này tạo nên sức hút không nhỏ với các khách hàng.

Ý nghĩa của lồng đèn tròn là biểu tượng cho mặt trăng vào ngày rằm khi vừa sáng rực rỡ trên bầu trời lại vừa tròn đầy. Việc tạo ra chiếc lồng đèn tròn khiến chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên khi nhìn vào, đồng thời cũng thay cho lời cảm tạ trời đất để mong có được mùa màng bội thu.

Cách làm lồng đèn Trung Thu bằng giấy đơn giản

Những kiểu đèn truyền thống trên bạn có thể tự làm hoặc có thể mua sẵn trên các đường phố. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo một số cách làm các loại lồng đèn Trung Thu bằng giấy đơn giản khác như sau:

Lồng đèn 7 sắc

Chuẩn bị nguyên liệu gồm có compha, kéo, thước kẻ, keo dán, giấy màu (chọn loại giấy có màu sắc tùy ý). Khi đã chuẩn bị xong nguyên liệu thì bạn bắt tay vào làm đèn với các bước sau:

  • Dùng compa vẽ 16 hình tròn trên giấy màu (mỗi hình tròn có đường kính 8cm) rồi sau đó gấp đôi hình tròn lại
  • Dùng thước kẻ vẽ một hình chữ nhật có chiều dài là 17,5 x 10cm
  • Vẽ một hình chữ nhật nhỏ ở phía dưới rồi tiếp tục vẽ những vạch nhỏ cách nhau đều 1cm ở phần hình chữ nhật đó
  • Dùng keo dán những cạnh hình tròn nhỏ mà bạn đã gấp vào chỗ bạn đã vạch ở phần hình chữ nhật. Lưu ý là dán ở giữa, để trống hai đầu phía trên và phía dưới để còn làm phần đầu và đáy của lồng đèn
  • Cắt 1 tờ giấy màu khác thành hình chữ nhật có kích thước 16 x 8cm rồi chừa phần trên đầu một khoảng không cắt còn phía dưới cắt thành hình tua rua, mỗi tua cách nhau 1cm
  • Dán hai cạnh chiều rộng hình chữ nhật cùng những cạnh của hình tròn đã gấp lại. Sau đó dán phần tua rua vừa cắt vào phía đáy của lồng đèn
  • Cắt 2 sợi dây có kích thước 16 x 1cm để dán vào phần đầu và phần đáy của lồng đèn
  • Cắt tiếp 1 sợi dây cũng có kích thước 16 x 1cm để làm quai xách cho chiếc lồng đèn
Xem Thêm:  Đặt xôi chè đầy tháng ở đâu ngon chuẩn tâm linh Việt Nam

Lồng đèn hình đốm lửa

Nếu muốn làm loại lồng đèn này thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu là 1 cuộn dây thừng loại gói quà, 1 cây bút, 1 cây thước, 1 cuộn băng keo 2 mặt, 1 cây kéo và 2 tờ giấy bìa cứng có màu sắc khác nhau (bìa A4). Khi đã chuẩn bị xong thì bạn sẽ tiến hành thực hiện với các bước như:

  • Dùng thước để đo chiều rộng của 1 tờ giấy A4 là khoảng 5cm, còn tờ kia là 1cm rồi dùng kéo để cắt 2 phần này
  • Gấp đôi tờ giấy vừa cắt lại thành từng phần nhỏ (chú ý là nên cắt hình có kích thước đều nhau, không nên to quá hay nhỏ quá vì nó sẽ làm cho chiếc lồng đèn trở nên xấu xí)
  • Mở phần mặt bên trong ra rồi dán băng keo 2 mặt lên phần cạnh dài
  • Bóc phần giấy ở bên ngoài keo dính ra rồi dán đè tờ giấy A4 đã cắt còn lại lên trên
  • Với phần giấy bị cắt ra bạn dùng thước đo chiều rộng 1cm rồi sau đó cắt thành từng sợi dài, nhỏ. Dùng băng keo 2 mặt để dán phần giấy vừa cắt lên phần đỉnh lồng đèn tạo viền.
  • Cắt cuộn dây thừng thành một đoạn có kích thước vừa phải rồi luồn dây qua lồng đèn để làm quai xách

Trên đây là một số chia sẻ về cách làm lồng đèn trung thu bằng giấy đơn giản mà bạn có thể dễ dàng áp dụng. Hãy tự tay trang trí ngày Trung Thu bằng những chiếc đèn lồng đẹp mắt nhé.

Các cách làm lồng đèn trung thu khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *