Hướng dẫn cách chuẩn bị lễ vật cúng tổ nghề may

Dẫu mọi người đều biết may mặc là nghề truyền thống được lưu lại từ bao đời. Thế nhưng mấy ai hiểu rõ về ngày giỗ tổ cũng như những lễ vật cúng tổ nghề may cần chuẩn bị. Vì thế hôm nay chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. 

Nghề may là một trong những nghề có truyền thống lâu đời nhất ở nước ta. (Hình minh hoạ)

Mỗi lĩnh vực sẽ có một tổ nghề riêng và nghề may cũng vậy. Việc tôn thờ, cúng kính những vị tổ nghề mang ý nghĩa cầu mong nhận được sự phù hộ và che chở. Bên cạnh đó cúng tổ nghề cũng được xem là sự cầu mong cho việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Tuy nhiên mỗi ngành nghề sẽ cần chuẩn bị mâm lễ cúng hoàn toàn khác nhau. Để giúp các bạn chuẩn bị lễ vật cúng tổ nghề may đúng chuẩn nhất hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Ý nghĩa của lễ cúng tổ nghề may mặc

Nghề may mặc là một trong những nghề truyền thống có từ rất lâu đời. Đây chính là nghề truyền thống được đánh giá cao tại Việt Nam. Do đó ngày giỗ tổ rất được xem trọng của những người thợ may khắp cả nước. 

Tương truyền Tổ nghề may mặc đó chính là bà Nguyễn Thị Sen – Tứ Phi Hoàng Hậu. Bà được sinh ra và lớn lên ở Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây. Theo truyền thuyết thì bà là người cực kỳ xinh đẹp, nết na, đảm đang đặc biệt là vô cùng giỏi giang về việc trồng dâu, dệt vải, may mặc. Khi tròn 15 tuổi nhân duyên đã đưa bà gặp gỡ Vua Đinh Tiên Hoàng. Sau đó bà được sắc phong làm Tứ Phi Hoàng Hậu. Bà đảm nhận vị trí quản bộ May trang phục cho Hoàng triều. 

Bà cùng các cung phi đã tạo nên những bộ trang phục tuyệt vời cho các bậc Hoàng Tôn, Công Tử,… Bà còn tự tay đào tạo nên lực lượng thợ may góp phần phát triển vững mạnh nghề may mặc trong cung vua. 

Năm 979 khi vua Đinh Tiên Hoàng bị sát hại. Bà cùng các con quay về quê nhà tại Trạch Xá. Để lưu giữ ngành nghề này không bị mai một Bà đã truyền dạy kinh nghiệm cho người dân trong làng. Ngành nghề này dần phát triển và lan rộng sang các nơi khác, trở thành nghề truyền thống của nước ta. Để tưởng nhớ và biết ơn công truyền dạy của bà Tổ nghề may mặc, hằng năm mọi người đều bày biện lễ cúng bà.  

Lễ giỗ tổ nghề may tại làng Trạch Xá.

2. Cúng tổ nghề may mặc là ngày mấy?

Bà Nguyễn Thị Sen mất ngày 12/12 nên để tưởng nhớ đến công lao to lớn của bà người ta đã lập nên đền thờ và suy tôn bà là vị Đức Thánh Tổ nghề may. Đến thờ Bà được xây dựng tại quê hương nơi bà đã sinh ra và yên nghỉ tại Trạch Xá – Hà Nội. Và cũng từ đó người ta lấy ngày 12/12 hằng năm làm ngày giỗ tổ nghề may mặc. Những năm gần đây ngày lễ giỗ tổ ngành may mặc còn được xem là nét văn hóa độc đáo. Rất nhiều nhà kinh doanh may mặc đã đến tham gia lễ cúng tổ, cầu mong Bà Tổ phù hộ, độ trì giúp họ thuận lợi, thành công hơn trong lĩnh vực này.

3. Mâm lễ vật cúng ngày giỗ tổ nghề may

Hằng năm ngày 12/12 tất cả thợ may, công ty may mặc…đều sắm lễ vật cúng tổ nghề may. Mâm lễ này được chuẩn bị rất chu đáo và đầy đủ nhầm thể hiện sự thành kính của con cháu bao đời dâng lên bà Tổ nghề may.

Tuy nhiên tùy vào tình hình kinh tế của mỗi nhà, đơn vị kinh doanh mà việc sắm sửa lễ vật cũng khác nhau. Những lễ vật thường được chuẩn bị vào ngày giỗ tổ nghề may chính là :

  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 bình hoa lay ơn
  • Nhang, đèn cầy, nước, rượu, trầu cau, gạo, muối….
  • Giấy cúng riêng cho nghề may mặc
  • Chè, xôi
  • 1 con gà luộc
  • 1 con heo sữa quay
  • Bánh bao, chả lụa, bánh tét hoặc bánh chưng, bánh hỏi….

Riêng đối với làng Trạch Xá vào ngày giỗ tổ nghề sẽ được tổ chức rất linh đình và trang trọng. Nên mỗi năm vào ngày này người dân tại nhiều địa phương đã đến đây dâng lễ để cầu mong mọi sự tốt đẹp.

3. Bài văn khấn cúng giỗ tổ nghề may mặc

Để thực hiện tốt lễ cúng giỗ tổ may mặc bạn cần đọc đúng và thành tâm văn khấn. Dưới đây là bài khấn cúng giỗ tổ đúng đủ nhất được lưu truyền lại từ xưa đến nay:

 “Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy chín phương trời, mười phương phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính dâng và  lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy và bái các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản xứ này.

Con chính là …………………

Hiện đang ngụ tại……………………………

Hôm nay là ngày… tháng…..năm……………………

Con xin thành tâm sắm lễ hương  và hoa trà quả, đốt thêm nén tâm hương dâng lên trước án với lòng thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con cũng xin kính mời ngài Thánh sư nghề May

Con cúi  xin các Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề May niệm tình  thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của con để  thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ cho chúng con toàn gia an lạc, công việc  thuận lợi, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con kính lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được  trời phật phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Bài văn khấn cúng tổ nghề may.

4. Cách cúng tổ nghề may chuẩn phong tục 

Khi chuẩn bị xong đầy đủ lễ vật chủ lễ sẽ bày biện lễ vật lên bàn cúng sao cho trang trọng nhất. Tiếp đến các nghệ nhân, chủ nhà, chủ doanh nghiệp….sẽ mặc quần áo chỉnh tề có thể là âu phục, áo dài chịu trách nhiệm cúng chính. Sau đó sẽ lên hương đèn và bắt đầu đọc bài khấn như trên và bái lạy cảm tạ công ơn tổ ngành. Bên cạnh đó người cúng cũng cảm tạ các bậc tiền hiền đã phát triển ngành này.

Việc cúng nghề may cần thực hiện đúng theo những quy định và nghi thức để đảm bảo sự tôn nghiêm, tôn kính. Bởi điều này sẽ giúp cho mọi việc trong nghề được diễn ra thuận lợi. Riêng đối với ai kinh doanh trên lĩnh vực này thì sẽ làm ăn phát đạt hơn, cuộc sống hanh thông. 

Khi người cúng chính đã hoàn thành xong việc cúng kiến thì toàn bộ thợ, thầy sẽ lần lượt ra lạy tổ nghề. Sau đó sẽ trò chuyện, trao đổi với nhau về công việc và cuộc sống…

5. Dịch vụ chuẩn bị lễ vật cúng tổ nghề may 

Việc chuẩn bị lễ vật cúng tổ nghề may rất được mọi người xem trọng. Để có được 1 mâm lễ cúng đầy đủ, chỉnh chu thì việc tìm đến các dịch vụ là cần thiết. 

Chúng tôi cung cấp đa dạng các mâm lễ vật từ cúng tổ nghề may. Với nhiều năm hoạt động chúng tôi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho những mâm lễ cúng. Khi đến với chúng tôi bạn sẽ được hỗ trợ tất cả các công đoạn thực hiện buổi cúng. Không những thế, đội ngũ nhân viên tư vấn luôn sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng.

Từ các thông tin trên chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn về ngày giỗ tổ nghề may mặc? Chính nhờ Bà tổ nghề may mặc mà chúng ta được sở hữu những bộ trang phục tuyệt vời. Việc dâng lễ vật cúng tổ nghề may thể hiện sự biết ơn Bà tổ. Và để có thể dễ dàng có được 1 mâm lễ đầy đủ, chi phí thấp các bạn hãy đến ngay với chúng tôi nhé! 

Xem Thêm:  Cách Lập Bàn Thờ Thổ Công Và Gia Tiên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *