Mâm cúng đầy năm cho bé trai, gái miền Bắc có gì?

Cúng đầy năm là một trong những lễ cúng quan trọng nhất đánh dấu bước phát triển và hoàn thiện tuổi đời của bé. Vậy mâm cúng đầy năm cho bé trai miền Bắc phải chuẩn bị những gì, hướng dẫn cách cúng đầy năm bé trai chuẩn phong tục?

1. Ý nghĩa của mâm cúng đầy năm cho bé trai miền Bắc

Cúng đầy năm cho bé trai miền Bắc hay còn được gọi là cúng thôi nôi.

Nghi thức cúng này có 3 cách hiểu:

Chuẩn bị lễ vật tươm tất của là cách thể hiện sự chu đáo của cha mẹ giành cho con cái

Cách hiểu 1:

Theo quan niệm xưa, cúng đầy năm được hiểu một cách nôm na là lễ cúng đánh dấu chính thức việc bé không nằm nôi. Cách hiểu này được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Đây được công nhận là một nghĩa gốc thuần nhất và dễ hiểu nhất.

Cách hiểu 2:

Cách định nghĩa từ nguyên gốc “thôi nôi” dịch theo tiếng Hán cổ. Theo đó, “thôi nôi” có nghĩa là “chu tối”, tức là tròn 1. Tiệc cúng đầy năm do đó được định nghĩa là nghi thức cúng bái đánh dấu bước phát triển tròn 1 tuổi đời của bé. Đồng thời cảm tạ và cầu phước lành từ đấng thần linh.

Cách hiểu 3:

Cách hiểu hiện đại, cúng đầy năm còn được hiểu là tiệc sinh thần – sinh nhật đầu tiên của bé.

Ý nghĩa quan trọng

  • Bày tỏ lòng biết ơn đối với 12 bà Mụ nói riêng, các vị Thần linh, thổ địa trong trời đất nói chung
Xem Thêm:  Văn Khấn Động Thổ Xây Nhà & Nghi Thức Làm Phép Khởi Công Xây Nhà

Ý nghĩa này gắn liền với truyền thuyết cổ. Trong đó kể lại rằng khi xưa Trời và Đất là do Ngọc Hoàng tạo ra. Sau khi tạo ra Trời, Đất, Ngọc Hoàng mới bắt đầu sáng tạo ra thế giới vạn vật muôn loài. Con người là thực thể được chắt lọc từ những bụi tinh hoa nhất. Vì thế mà đẹp đẽ và thông suốt nhất. Tuy nhiên không trực tiếp từ bàn tay Ngọc Hoàng mà được ngài giao cho 12 vị Tiên nương – dân gian gọi là 12 bà Mụ – hầu hạ bên cạnh Ngọc Hoàng. 12 bà Mụ mỗi bà có một tên gọi, chức vụ và thực hiện vai trò riêng. Chủ yếu thực hiện vai trò trong vòng đời thơ ấu của 1 con người. Chính vì vậy, mỗi đứa trẻ sinh ra cũng chính là được 12 bà Mụ “nặn” ra, xấu đẹp cũng là do 12 bà Mụ nặn mà thành. Do đó sau khi đứa trẻ được sinh ra mẹ tròn con vuông thì phải làm 1 lễ cúng tạ ơn.Ngoài 12 bà Mụ, trong trời đất mỗi nơi ở lại có những vị Thần linh, thổ địa cai quản riêng. Theo dân gian những vị thần linh này cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ, phủ trợ cho mỗi sinh mạng con người, do vậy lễ tạ ơn này cũng là tạ ơn chư vị thần linh nói chung. 

  • Bày tỏ lòng biết ơn đối với ông bà tổ tiên 2 bên nội ngoại – những bậc tiền bối đã khuất

Con người sinh ra ai cũng có tổ tiên, 1 thế hệ mất đi sẽ có 1 thế hệ khác nối tiếp ra đời, đó là vòng tuần hoàn. Do vậy, 1 đứa trẻ ra đời về nguồn gốc tự nhiên nhất phải kể đến vai trò của ông bà tổ tiên 2 bên nội ngoại. Lễ cúng đầy năm vì thế có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là sự bày tỏ tấm lòng biết ơn với ông bà. Đồng thời cũng như lễ khai báo, trình bày với ông bà về sự góp mặt của cháu trong dòng huyết thống.

  • Cầu phước lành cho bé
Xem Thêm:  Lễ vật mâm cúng khai trương quán ăn cần những gì ?

Thông qua lễ cúng, bố mẹ muốn được gửi lời cầu nguyện sức khỏe, trí tuệ và cuộc sống tốt lành nhất cho bé cả ở hiện tại và tương lai.

  • Tiệc sinh nhật vui vẻ đầu đời của bé

Tùy từng vùng miền, có nơi gọi là tiệc sinh thần, có nơi gọi là tiệc sinh nhật là tiệc chúc mừng bé tròn 1 tuổi. Ý nghĩa là sự góp mặt, chung vui của gia đình, người thân, bạn bè 2 bên nội ngoại.

2. Lễ vật mâm cúng đầy năm cho bé trai miền Bắc

Những lễ vật truyền thống trong mâm cúng đầy năm cho bé trai miền Bắc

  • Hương cúng đầy năm: Cắm lên mâm lễ 3 cây hương. Có thể chuẩn bị bát hương nhỏ hoặc lễ vật.
  • Nến: 2 cây nến đỏ 
  • Trầu cau
  • Rượu: 5 chén
  • Trà: 1 bình trà nhỏ hoặc 1 bao chè khô
  • Tiền vàng mã: 1 đĩa tiền vàng mã đầy đủ
  • Quần áo giấy: chuẩn bị đủ 12 bộ quần áo, hài giấy màu xanh dành cho 12 vị Tiên nương
  • Hũ gạo, hũ nước, hũ muối.
  • Hoa cúng đầy năm: hoa cúng đầy năm nên chọn hoa có sắc đỏ, ví dụ như hoa đồng tiền, hoa hồng đỏ,..
  • Đồ chơi cho trẻ

Mâm cúng chay đầy năm cho bé trai miền Bắc

  • Mâm ngũ quả: chọn 5 quả tròn với 5 màu khác nhau (lưu ý không chọn quả măng cụt và quả vú sữa).
  • Bánh kẹo: 
  • Oản đỏ: lễ oản đỏ được đặt chung vào 1 đĩa lớn. Bao gồm 12 oản (là oản đỏ thường thấy ở trong đình, chùa vào các ngày lễ tết).
  • Xôi chè: sắp lấy 12 phần xôi chè bằng nhau. 

Lễ vật trong mâm cúng chay cúng đầy năm cho bé 

Mâm cúng mặn đầy năm cho bé trai miền Bắc

  • Xôi nếp: chuẩn bị 12 phần xôi nếp bằng nhau
  • Lễ tam sinh (bộ tam sên)
  • Gà luộc: 1 con
  • Giò lụa: 12 đĩa cắt khoanh tròn và thái miếng
  • Cháo: 12 bát cháo nhỏ giống nhau

3. Bài cúng văn khấn đầy năm cho bé trai miền Bắc chuẩn

Nội dung bài cúng văn khấn đầy năm cho bé như sau:

Nội dung chi tiết đầy đủ văn khấn bài cúng

4. Hướng dẫn làm mâm cúng đầy năm cho bé trai miền Bắc

Cúng đầy năm cho bé trai đơn giản có thể được thực hiện theo các bước:Bước 1: Chọn ngày cúng đẹp theo quy tắc lùi 1 ngày so với ngày sinh âm (hoặc có thể chọn đúng ngày sinh dương lịch của bé tùy theo quan niệm của từng gia đình).Bước 2: Chuẩn bị đủ lễ vật cúng đầy năm cho bé trai và sắp lễ lên bàn cúngLưu ý: bàn cúng mụ đặt trong phòng bé là tốt nhất

Lễ vật cúng đầy năm cho bé do Đồ Cúng gửi tới gia đìnhBước 3: Chuẩn bị bài văn khấn cúng đầy năm cho bé traiBước 4: Thắp hương, cắm hương lên mâm cúngBước 5: Thực hiện nghi thức cúng đầy năm với 2 bước chính: đọc văn khấn và váiBước 6: Hết lễ, tạ lễ và hạ lễ cúng đầy nămBước 7: Hóa tiền vàng, đồ mã của 12 vị Tiên Nương và gia chủ thụ hưởng lễ vậtTùy từng vùng miền mà nghi thức cúng đầy năm cho bé trai sẽ có đôi nét khác biệt. Hy vọng bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về tục cúng đầy năm cho bé trai miền Bắc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *