Cúng ngày Mùng 1 Tết chuẩn bị ra sao để đúng với truyền thống nhất

Cúng ngày mùng 1 Tết nên chuẩn bị mâm lễ như thế nào để phù hợp với truyền thống nhất. Cùng tham khảo những thông tin để có thể chuẩn bị được mâm cúng đầu năm tốt nhất.

Cúng ngày mùng 1 Tết được xem là một trong những truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Vào ngày mùng 1 Tết, người dân sẽ chuẩn bị một mâm cỗ đầy đủ để cúng trời đất và ông bà tổ tiên. Đây là một trong những nét đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác và đến nay nó vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ của mình. Làm sao để bạn có thể chuẩn bị được một mâm cúng vào ngày mùng 1 Tết đầy đủ và chi tiết nhất? Cùng tham khảo những thông tin để giúp cho gia đình có thể chuẩn bị được mâm cỗ chất lượng.

Cúng ngày mùng 1 Tết nét đẹp văn hóa của người Việt Nam

Tết Nguyên Đán là thời điểm để chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Đây là thời điểm để bắt đầu một chu kỳ vận hành mới của trời đất cũng như vạn vật. Tết Nguyên Đán được kết hợp giữa từ chữ “Nguyên” có nghĩa là bắt đầu và từ “Đán” có nghĩa là buổi ban mai. Tết Nguyên Đán có nghĩa là chúng ta sẽ ăn mừng khởi điểm của một năm mới.

Sáng ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán được coi là một trong những buổi sáng cực kỳ quan trọng trong ngày đầu năm mới. Việc chuẩn bị mâm lễ để thờ cúng vào ngày mùng 1 Tết được rất nhiều gia đình Việt chuẩn bị chu đáo. Mục đích chính là để cầu mong một năm mới khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh, các thành viên trong gia đình dọn dẹp và chuẩn bị bàn thờ của ông bà tổ tiên. Họ sẽ chuẩn bị một mâm cỗ cũng như thắp hương vào ngày mùng 1 Tết Nguyên Đán. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, mà chúng ta sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng chay hoặc cúng mặn đều được. Tuy nhiên, cần phải thể hiện được tấm lòng của người cúng kiến cũng như thể hiện sự chỉn chu và tinh khiết cho mâm cỗ.

Nếu như gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng mặn phải chuẩn bị các món như bánh chưng, canh gà và giò. Người Việt của chúng ta có một tục lệ là không sát sinh vào sáng ngày mùng 1 Tết, nên họ thường chuẩn bị vào tối hôm trước. Đến ngày mùng 1 Tết chỉ cần nấu nướng và dâng lên cúng ông bà tổ tiên là được.

Xem Thêm:  Hướng dẫn Cúng tổ nghề giày đúng chuẩn nhất

Khi gia chủ đã sửa soạn được một mâm cỗ tươm tất sẽ mang lên bàn thờ. Lần lượt tất cả những thành viên trong gia đình sẽ đứng trước bàn thờ của tổ tiên đồng thời thấp hương và thể hiện được lòng thành của mình. Sau khi hương của gia chủ thắp tàn, chúng ta sẽ hạ mâm cỗ xuống và cùng con cháu quây quần để hưởng lộc.

7 mâm cỗ ngày tết mà bạn có thể tham khảo để cúng ngày mùng 1 Tết mang ý nghĩa đầy đủ nhất

Để cho một năm mới bắt đầu gặp được nhiều điều may mắn và thuận lợi, mâm cỗ ngày tết cần phải chuẩn bị chỉn chu. Bên cạnh, nhiều người cũng đặt tên những món ăn ý nghĩa với mong muốn sự giàu có và sung túc. Để giúp cho bạn có thể chuẩn bị được một mâm cỗ vào ngày mùng 1 Tết đầy đủ nhất, chúng tôi xin chia sẻ 7 mâm cỗ Tết truyền thống. Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta sẽ chuẩn bị sao cho phù hợp nhất cũng như đảm bảo có được một ngày tết trọn vẹn.

Mâm cỗ thứ 1

Mâm cỗ thứ nhất được thiết kế vô cùng đơn giản chỉ bao gồm 5 món chính. Tuy nhiên, lễ vật trong mâm cỗ vẫn đầy đủ và có rất nhiều món đặc trưng của ngày tết như bánh chưng, chả giò, tôm. Bên cạnh đó, các món ăn chuẩn bị cho ngày tết còn được gắn với những cái tên khác như hoàng kim, phú quý, trường thọ, phát tài với mong muốn là gia chủ trong năm mới sẽ gặp được rất nhiều điều may mắn.

Món ăn không chỉ mang đến cho chúng ta cảm giác ngon miệng, mà còn là nơi để chúng ta thể hiện được ước vọng của gia chủ trong năm mới. Món chè đậu đỏ xuất hiện trong mâm cỗ ngày tết, không chỉ sử dụng để tráng miệng, mà nó còn cung cấp chất đạm và chất béo tốt cho cơ thể. Ăn một chén chè đậu đỏ vào đầu năm mới, để cuộc đời của chúng ta sẽ may mắn được như món chè mà chúng ta thưởng thức.

  • Bánh chưng
  • Chả phú quý
  • Tôm hoàng kim
  • Giò heo phát tài
  • Mì trường thọ
  • Chè đậu đỏ

Mâm cỗ thứ 2

Mâm cỗ thứ hai là mâm cỗ đặc trưng và truyền thống của người dân miền Bắc dùng để cúng ông bà tổ tiên. Mâm cỗ này được thiết kế với rất nhiều món ăn truyền thống của người miền Bắc bao gồm có thịt gà luộc, canh nấm, thịt đông…

Để các món ăn ngày tết không quá béo, cũng như không làm cho chúng ta mập, trong mâm cỗ này phần được chuẩn bị thêm một phần đĩa nộm ngũ sắc. Đây là một trong những món ăn có vị chua thanh mát, góp phần làm tăng cảm giác ngon miệng khi chúng ta ăn cùng với mâm cỗ. Bên cạnh đó, còn có món xôi gấc đỏ đặc trưng để mang đến cho tất cả các thành viên trong gia đình sự may mắn vào đầu năm mới.

  • Thịt gà luộc
  • Nem rán
  • Thịt đông
  • Nộm ngũ sắc
  • Xôi gấc
  • Rau củ xào thập cẩm
  • Canh nấm mọc
  • Canh măng móng giò nấm hương
  • Canh miến
  • Mứt sen tráng miệng
Xem Thêm:  Lễ vật mâm cúng khai trương quán ăn cần những gì ?

Mâm cỗ thứ 3

Đây cũng là một trong những mâm cỗ điển hình, mà người miền Bắc thường chuẩn bị để cúng mùng 1 Tết. Mâm cúng thứ ba cũng có rất nhiều món truyền thống mà người miền Bắc thường sử dụng để cúng vào ngày mùng 1 Tết. Mâm cúng có bốn bát và bốn đĩa tượng trưng cho tứ trụ và bốn mùa cũng như bốn phương.

Mâm cỗ là sự kết hợp hài hòa của rất nhiều món ăn với rất nhiều hương vị và màu sắc khác nhau. Sự bổ trợ các món ăn khác nhau, mang đến hương vị hài hòa và mang đến cảm giác ngon miệng cho người dùng. Tùy điều kiện của mỗi gia đình mà chúng ta có thể gia giảm chuẩn bị sao cho phù hợp nhất mâm cỗ vào ngày mùng 1 Tết.

  • Bóng bì xào rau súp lơ
  • Nem rán
  • Thịt đông
  • Giò xào
  • Dưa chua, hành ướp
  • Canh miến thập cẩm
  • Canh nấm mọc
  • Canh măng giò heo
  • Bánh chưng

Mâm cỗ thứ 4

Bên cạnh, những món ăn quen thuộc mà người ta thường sử dụng để chuẩn bị cho mâm cỗ cúng mùng 1 Tết. Để đa dạng hơn món ăn cũng như mang đến sự mới lạ cho mâm cỗ, cũng xuất hiện rất nhiều món đặc biệt như món giò hoa ngũ sắc. Đây được đánh giá là một trong những món ăn khá bắt mắt và thích hợp để cúng cho mâm cỗ ngày Tết. Một bát rau sống ăn cùng tạo điểm nhấn cho mâm cỗ. Cũng như giúp cho người dùng đỡ ngán hơn và mang đến cảm giác ngon miệng hơn khi dùng.

  • Bánh chưng
  • Canh giò heo
  • Canh nấm mọc
  • Xôi đỗ xanh
  • Xôi gấc
  • Gà luộc
  • Giò lụa
  • Giò xào
  • Giò hoa ngũ sắc
  • Nem rán
  • Nộm su hào, cà rốt
  • Rau sống

Mâm cỗ thứ 5

Mâm cỗ thứ 5 là tổng hợp rất nhiều món ăn quen thuộc, thường được sử dụng cho Tết cổ truyền. Đa phần những món ăn này được chế biến cầu kỳ và phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Nếu như bạn vẫn chưa biết cách chuẩn bị mâm cỗ như thế nào, có thể tham khảo mâm cúng mẫu sau đây.

  • Bánh chưng
  • Su su, cà rốt luộc
  • Tai heo luộc
  • Giò hoa
  • Giò bò
  • Giò xào
  • Giò me
  • Trứng cuộn thịt
  • Nem rán
  • Thịt gà luộc

Mâm cỗ thứ 6

Mâm cỗ được thiết kế bao gồm từ 15 cho đến 16 món, cho thấy sự cầu kỳ trong khâu chuẩn bị và chế biến. Đây là một trong những mâm cỗ điển hình của người miền Trung mà bạn có thể tham khảo. Những món ăn xuất hiện trong mâm cỗ này chủ yếu là những món ăn truyền thống của người miền Trung.

Xem Thêm:  Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan – cúng ngày rằm tháng 7

Tuy nhiên với sự giao thoa văn hóa liên tục và thường xuyên, mâm cỗ trên mỗi vùng miền vẫn có sự xuất hiện của một số món ăn đặc trưng của các địa phương khác. Mâm cúng này rất đầy đủ và bạn có thể tham khảo nếu như gia đình có nhiều thành viên.

  • Thịt kho tàu
  • Cánh hoa kim châm nấu miến
  • Tôm rim thịt
  • Nem chả
  • Cuốn ram
  • Gà rô ti
  • Canh măng móng giò
  • Thịt lợn luộc
  • Giò lụa
  • Cá kho
  • Đậu chiên
  • Giò hoa ngũ sắc
  • Đậu Hà Lan xào tôm thịt
  • Bánh chưng
  • Nộm dưa chuột
  • Tré

Mâm cỗ thứ 7

Mâm cỗ được thiết kế với hai món canh, bốn món mặn, một món xôi kèm với hoa quả ăn tráng miệng sẽ mang đến cho bạn sự lựa chọn hoàn hảo. Không chỉ cung cấp đa dạng các loại thực phẩm khác nhau, mà mâm cỗ còn được thiết kế khác hài hòa để bạn tránh tình trạng bị ngán khi ăn.

  • Canh miến
  • Rau xào thập cẩm
  • Giò lụa
  • Xôi gấc
  • Canh xương, súp lơ
  • Thịt bò xào rau củ
  • Thịt viên chiên xù
  • Hoa quả tráng miệng

Đặt mâm cúng ngày mùng 1 Tết ở đâu để đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý?

Bạn có thể tham khảo mâm cúng mà chúng tôi gợi ý, để chuẩn bị được một mâm cúng đầy đủ nhất khi thực hiện nghi lễ cúng kiến mùng 1 Tết. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có đủ thời gian để có thể chuẩn bị rất nhiều món ăn vào ngày mùng 1 Tết. Để tiết kiệm thời gian và công sức, cũng như dành thời gian cho các thành viên trong gia đình chúng ta có thể sử dụng dịch vụ đặt mâm cúng.

Mâm cúng của Đồ Cúng thiết kế phù hợp với văn hóa, cũng như sở thích của khách hàng khi thực hiện nghi lễ cúng kiến vào ngày mùng 1 Tết. Đảm bảo chất lượng và giá cả xứng đáng với những gì mà khách hàng bỏ ra khi có nhu cầu đặt mâm cúng. Đội ngũ nhân viên hỗ trợ tư vấn tận tình để giúp cho gia chủ có thể chuẩn bị được mâm cúng đầy đủ nhất.

Để đặt mâm cúng ngày mùng 1 Tết, quý khách hàng chỉ cần nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi theo số hotline. Nhận được yêu cầu đội ngũ nhân viên sẽ hỗ trợ tư vấn tận tình và giúp cho bạn có thể chuẩn bị được mâm cúng tốt nhất. Quý khách hàng liên hệ sớm để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất và tặng kèm nhiều phần quà giá trị vào ngày đầu năm mới.

Tham khảo thêm nhiều mâm cúng khác tại Đồ Cúng:

Mâm cúng tất niên

Mâm cúng rằm

Mâm cúng khai trương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *