Tất tần tật thông tin liên quan đến cúng tổ nghề cần những gì?

Mỗi một nghề đều có nguồn gốc của riêng nó và có một số nghề được biết đến với tổ nghề truyền lại từ rất lâu đời như nghề may, nghề xây dựng, nghề sân khấu, nghề trang điểm….Việc cúng tổ nghề là nét đẹp văn hóa được duy trì lâu đời ở nước ta nhưng đến nay có nhiều người vẫn chưa biết được là cúng tổ nghề cần những gì?

Cúng tổ nghề là nét đẹp văn hoá lâu đời. (Hình minh hoạ)Cúng tổ nghề là một trong những truyền thống được duy trì từ thời xưa cho đến nay tại đất nước ta với mục đích chính là tưởng nhớ công ơn của những người đã gây dựng nên và phát triển các nghề này cũng như thể hiện lòng biết ơn của những người theo nghề. Trong ngày giỗ tổ nghề thì những người theo nghề này sẽ thực hiện việc cúng tổ nghề một cách trang trọng và cầu mong cho công việc của mình sẽ luôn được may mắn, suôn sẻ.Do đó mà ngày giỗ tổ nghề, nhất là một số ngành nghề phổ biến ở nước ta luôn nhận được sự quan tâm, chú ý của nhiều người. Và nếu bạn chưa biết được cúng tổ nghề cần những gì thì ngay nội dung dưới đây sẽ là tất tần tật các thông tin liên quan đến vấn đề này.

1. Những ngành nghề cúng giỗ tổ phổ biến

Ở nước ta có khá nhiều ngành nghề khác nhau mà có ngày cúng giỗ tổ. Nhưng chỉ có một số ngành nghề có ngày cúng giỗ tổ phổ biến nhất, đó là:

a. Cúng tổ nghề sân khấu

Giỗ tổ nghề sân khấu hay còn được gọi với cái tên khác là giỗ tổ nghề nghệ sĩ là ngày mà tất cả những người theo nghề này dành thời gian đến thắp hương tưởng nhớ tới những người đã có công xây dựng và phát triển nghề sân khấu.Theo các tài liệu từ xưa ghi lại thì tổ nghề sân khấu ở nước ta đó là Tam vị thánh tổ gồm có Tiên Sư (người khai sáng ra nghề sân khấu), Tổ Sư (người nối tiếp và lưu truyền nghề) và Thánh Sư (soạn tuồng). Về sau này còn có nhiều người được đánh giá là tổ nghề của sân khấu nữa, bởi chúng ta đều biết là nghề sân khấu thì bao gồm khá nhiều lĩnh vực:

  1. Tổ nghề sân khấu hát chèo là bà Phạm Thị Trân
  2. Tổ nghề sân khấu kịch nói là ông Vũ Đình Long
  3. Tổ nghề sân khấu hát xẩm là ông Trần Quốc Đĩnh
  4. Tổ nghề sân khấu hát ca trù là ông Định Dự
  5. Tổ nghề sân khấu cải lương là ông Tống Hữu Định và Châu Văn Tú (Năm Tú)
  6. Tổ nghề nhiếp ảnh là bà Nguyễn Lan Hương

Dù các vị tổ nghề của mỗi lĩnh vực là khác nhau nhưng thường những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu đều tưởng nhớ chung đến Tổ nghiệp sân khấu là tất cả những người có công sáng lập, lưu truyền và phát triển ngành nghề này ở nước ta trong bao nhiêu năm qua.

b. Cúng tổ nghề may

Theo sử sách nước ta ghi lại thì dù nghề may đã có từ rất lâu đời nhưng đối với nước Việt thì người được tôn vinh là tổ nghề may đó chính là bà Nguyễn Thị Sen (bà là tứ phi hoàng hậu Cồ Quốc của đức vua Đinh Tiên Hoàng). Vì bà mất vào ngày 12 tháng Chạp âm lịch nên từ đó về sau nhân dân chọn ngày bà mấy làm ngày cúng giỗ tổ nghề may.

c. Cúng tổ nghề makeup, trang điểm, tóc

Nghề trang điểm (makeup) và nghề tóc là một trong những nghề đang khá phát triển ở nước ta hiện nay. Và nghề này được đánh giá rất cao bởi nó mang đến cho con người một diện mạo mới đẹp hơn. Chính vì thế mà những người theo nghề tóc, trang điểm đều cần chú trọng tới ngày cúng giỗ tổ nghề là ngày 16 tháng 03 âm lịch hàng năm.

d. Cúng tổ nghề xây dựng

Nghề xây dựng hay nói rộng hơn là bao gồm cả nghề thợ nề, thợ hồ sẽ tổ chức việc cúng giỗ tổ nghề theo đúng phong tục từ xưa truyền lại nhằm thể hiện sự ghi nhớ công ơn của các tổ nghề cũng như cầu mong cho nghề của mình trong tương lai sẽ phát triển mạnh hơn. Nghề xây dựng ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ nên hàng năm có rất nhiều công ty, cá nhân tiến hành việc cúng tổ nghề.

Lỗ Ban – Ông tổ nghề xây dựng.

2. Cúng giỗ tổ nghề vào ngày nào?

Nghề sân khấu có ngày cúng giỗ tổ nghề vào 12 tháng 8 âm lịch. Và chính thức từ năm 2011 thì Chính phủ Việt Nam cũng đã chọn ngày này là ngày truyền thống của Sân khấu Việt Nam. Vào ngày 12 tháng 8 âm lịch thì những người theo nghề sân khấu sẽ tiến hành việc cúng giỗ tổ nghề tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp cả nước.Với nghề may thì ngày 12 tháng Chạp âm lịch hàng năm sẽ là ngày mà tất cả những người theo nghề may tổ chức việc cúng giỗ tổ nghề ở trên khắp cả nước thông qua việc thành tâm sắm sửa lễ vật bày biện trên mâm cúng lễ.Ngày 20 tháng Chạp âm lịch hàng năm là ngày cúng giỗ tổ nghề xây dựng. Vào ngày này thì việc cúng giỗ thường được tổ chức theo kiểu làng nghề với những lễ vật được chuẩn bị một cách cẩn thận, cầu kỳ. Còn có một ngày cúng lễ tổ nghề xây dựng nữa đó là vào ngày 13 tháng 6 âm lịch và địa điểm diễn ra việc cúng lễ là địa điểm mà các người thợ đang thi công.Cứ đến 16/03 âm lịch hàng năm là tất cả những người làm nghề tóc, trang điểm sẽ chuẩn bị mâm cúng để cúng giỗ tổ nghề.

3. Lễ vật cúng tổ nghề cần những gì?

Mỗi ngành nghề khác nhau lại có sự khác biệt cơ bản trong việc chuẩn bị lễ vật để cúng tổ nghề.

a. Đối với ngành may:

  1. 1 cành hoa (có thể chọn hoa lay ơn hoặc hoa ly)
  2. 1 đĩa đựng trầu cau
  3. 1 con gà trống luộc hoặc 1 cái thủ lợn hoặc 1 con heo sữa quay
  4. 1 ly rượu trắng
  5. 1 chén nước trắng
  6. Đĩa đựng gạo và muối
  7. Trà
  8. Mâm ngũ quả
  9. Hương (nhang)
  10. Nến
  11. Rượu nếp
  12. Giấy cúng giỗ tổ nghề

Nhiều nơi còn sắm sửa thêm cả bánh bao, bánh chưng hoặc giò chả và một số lễ vật khác.

b. Đối với nghề xây dựng:

  1. Mâm ngũ quả
  2. Trà đã pha sẵn
  3. Bánh chưng (bánh tét)
  4. Đĩa xôi
  5. 1 con gà trống luộc
  6. Hương (nhang) và nến
  7. Gạo, muối
  8. Hoa tươi (thường dùng hoa lay ơn)
  9. Trầu cau
  10. Nước trắng
  11. Rượu nếp
  12. Bánh bao
  13. Giò lụa
  14. Giấy cúng giỗ tổ của ngành xây dựng

Đó là những lễ vật cần chuẩn bị cho ngày 20 tháng Chạp âm lịch của nghề xây dựng. Còn vào ngày 13/6 âm lịch những người trong nghề có thể chuẩn bị lễ vật đơn giản hơn. Lễ chỉ cần bộ tam sên cùng 1 chai rượu nếp trắng.Nghề tóc, trang điểm và nghề sân khấu cũng có sự chuẩn bị lễ vật trên mâm cúng ngày giỗ tổ tương tự như nghề may và nghề xây dựng. Chỉ có sự khác biệt là về số lượng các lễ vật cũng như cách bày trí trên ban thờ.

4. Bài cúng văn khấn cúng tổ nghề chuẩn tâm linh

Dù biết rằng mỗi ngành nghề lại có bài văn khấn cúng khác nhau. Nhưng vẫn có một bài văn khấn chung dành cho tất cả các tổ nghề. Bất cứ ai cũng có thể đọc để thể hiện lòng thành kính của mình. Dưới đây là nội dung của bài văn khấn cúng tổ nghề chung nhất:

“Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày….. tháng …..năm …  âm lịch

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề…  thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)”

Bài văn khấn cúng tổ nghề. 
Với nội dung của bài văn khấn này thì người đọc chỉ cần bổ sung thêm tên của tổ nghề vào là đã hoàn chỉnh. Khi đọc bài văn khấn thì người đọc cần nhớ đọc to, lưu loát và rõ ràng để thể hiện được sự thành kính của mình với tổ nghề và từ đó cầu mong tổ nghề sẽ ban may mắn, phước lộc cho mình nhiều hơn nữa.

Xem Thêm:  Mâm Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Gồm Những Gì ?

5. Hướng dẫn cách cúng tổ nghề xây dựng

Đúng ngày 20 tháng Chạp, người theo nghề này sẽ sửa soạn, bày biện tất cả lễ vật lên trên bàn thờ. Sau đó tiến hành việc tế lễ cúng tổ nghề vào buổi sáng. Nên chú ý xem giờ tốt để buổi tế lễ cúng tổ nghề được diễn ra một cách may mắn, thuận lợi, suôn sẻ.Sau đó, chủ tế cùng các thành viên đều phải ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề rồi đứng trước bàn thờ đốt nến, thắp hương, vái 3 vái rồi đọc bài văn khấn cúng tổ nghề. Khi đã đọc xong bài văn khấn thì lại vái 3 vái và chờ đến khi hết hương để thụ lộc và đem hóa giấy cúng giỗ tổ ngành xây dựng.Mong rằng tất tần tật các thông tin có liên quan đến cúng tổ nghề cần những gì ở bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về một phong tục văn hóa truyền thống đẹp của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *