Mâm Cúng Sửa Bếp Cần Chuẩn Bị Những Gì? Quy Trình Cúng Sửa Bếp

Khi sửa bếp hay sửa bất cứ phần nào của ngôi nhà thì gia chủ. Cũng cần phải thành tâm sắm sửa mâm cúng sửa bếp để dâng lên các bậc thần linh.

Vậy tại sao cần phải cúng sửa bếp, mâm cúng sửa bếp cần chuẩn bị những lễ vật cúng nào, quy trình cúng sửa bếp ra sao. Nếu gia chủ chưa có kinh nghiệm thì cũng không cần quá lo lắng. Nhất là sau khi đã tham khảo bài viết hữu ích dưới đây.

Ý nghĩa của việc cúng sửa bếp là gì?

Cúng sửa bếp hay bất kì một phần nào của ngôi nhà cũng là nghi lễ hết sức quan trọng. Sửa căn bếp nhà bạn trở nên khang trang, rộng rãi hơn. Là một việc mà bất kì gia chủ nào cũng muốn làm.

Tuy nhiên, khi sửa bếp nghĩa là gia chủ không những đụng chạm đến đất đai. Do các vị thổ công thổ địa cai quản mà còn đụng chạm đến khu vực cai quản của ông Táo trong nhà. Hơn nữa, khu vực bếp trong nhà còn được xem là khu vực hao hút tài lộ. Bởi vậy gia chủ cần phải có sự cân nhắc và chuẩn bị kỹ trước khi có bất kì sự thay đổi nào.

Bởi vậy, lễ cúng sửa bếp hết sức quan trọng, trước hết là để có được sự đồng ý từ các vị thần linh. Tiếp đến là mong có sự phù hộ của thần linh, đặc biệt là từ ông Táo. Vị thần giữ lửa cho căn bếp của gia đình.

Như vậy, ý nghĩa của việc bạn bày biện mâm cúng sửa nhà bếp để cúng các vị thần linh trong ngày sửa bếp như sau:

  • Khai báo với thần đất và ông Táo về những thay đổi sắp tới của căn bếp
  • Cầu mong sự phù hộ, che chở trong quá trình sửa chữa, thi công công trình.

Ngoài ra thì việc thờ cúng còn thể hiện nét đẹp truyền thống trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Điều này giúp gia chủ có thêm lòng tin và có tinh thần tốt hơn để hoàn thành công việc.

Mâm lễ vật cúng sửa bếp cần chuẩn bị những thức lễ vật gì? 

Gia chủ cần ghi chép lại những thứ cần chuẩn bị sau đây để thuận lợi. Trong quá trình mua sắm và tránh không bỏ sót đồ lễ vật nào:

  • Mâm ngũ quả với 5 loại quả màu sắc tươi tắn khác nhau
  • 1 bình hoa tươi có thể là hoa cúc vạn thọ
  • 1 thẻ nhang
  • 2 cây đèn cầy
  • 1 hũ gạo
  • 1 gói trà khô
  • 1 chai rượu trắng
  • Bộ giấy cúng về nhà mới
  • 1 đĩa bánh kẹo
  • 1 hũ sứ
  • 1 lư xông trầm sứ
  • 1 đĩa trầu cau tươi
  • 1 đĩa xôi
  • 1 đĩa gà luộc
  • 1 bộ tam sên
Xem Thêm:  Bài Văn Khấn Mùng 3 Tết & Cách Cúng Mùng 3 Tết Để Cả Năm Đón Lộc

Quy trình cúng sửa bếp như thế nào?

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm cúng sửa bếp và muốn hiểu rõ quy trình đúng chuẩn nhất. Để bạn có thể thực hiện nghi thức này thì hãy lưu ý một số điều như sau:

Mời các bạn cùng tham khảo mâm cúng ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG – NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI trọn gói của Đồ Cúng

Bước 1: Đi xem ngày lành tháng tốt tiến hành cúng sửa bếp

Nếu bạn biết cách xem giờ hoàng đạo và tra cứu ngày tốt giờ tốt hợp với bản mệnh của mình. Thì có thể mua cuốn sổ hoàng đạo về nhà để tự tra cứu ngày lành tháng tốt trong những dịp quan trọng. Còn không, thì bạn nên dành thời gian để đi xem ngày giờ tốt từ những thầy phong thủy. Để biết được ngày giờ đẹp nhất để tiến hành lễ cúng sửa bếp.

Gia chủ tuyệt đối không được coi thường việc đi giờ tốt, ngày tốt. Thậm chí đây còn được xem là bước đầu tiên quan trọng nhất. Giúp cho lễ cúng của gia đình bạn diễn ra suôn sẻ cũng như quá trình sửa chữa sau này được thuận lợi.

Gia chủ tuyệt đối không được sửa chữa nhà cửa, bếp núc trong năm tuổi của mìn. Hoặc năm phạm phải Kim lâu, tam tai,…là những năm xấu không nên làm bất cứ việc lớn nào.

Trong trường hợp căn bếp đã quá xuống cấp hoặc quá cũ không thể sử dụng được nữa. Và bắt buộc phải sửa mới trong năm đó thì gia chủ nên mượn tuổi người phù hợp. Một số lưu ý khi chọn người để mượn tuổi mà gia chủ cần lưu ý như sau:

  • Người được mượn tuổi phải là anh em, bạn bè, người thân thiết trong gia đình và sẵn sàng cho gia chủ mượn tuổi.
  • Tuổi của người được mượn là tuổi hợp với việc làm việc lớn như xây cất nhà cửa, sửa chữa trong năm đó.
  • Người được mượn tuổi phải ở gần và có thể đại diện cho gia chủ thực hiện lễ cúng bái.
  • Ngoài gia chủ ra thì người được mượn tuổi không cho ai đó khác mượn tuổi để làm những việc khác..

Nếu mượn tuổi, gia chủ phải xem ngày lành tháng tốt phù hợp với tuổi của người được mượn. Chứ không phải theo tuổi của mình nữa.

Thường thì thời gian đẹp và tốt nhất để thực hiện lễ cúng sẽ rơi vào buổi sáng từ 7h-11h sáng. Vì khi này dương khí thịnh có thể mang lại may mắn cho gia chủ.

Bước 2: Dọn dẹp lại gian bếp cho gọn gàng

Nếu gian bếp nhà bạn đang ở trong tình trạng đổ vỡ hay bừa bộn. Thì bạn cũng nên dọn gọn gàng lại để có thể lấy chỗ bày biện mâm lễ cúng sửa bếp. Vì dù sao, công việc thi công, sửa chữa cũng chưa chính thức bắt đầu. Nên gian bếp cũng cần sạch sẽ để các vị thần có thể thụ hưởng lễ vật trong không gian trang trọng nhất có thể.

Xem Thêm:  Cúng khai trương cửa hàng gồm những gì để hút tài lộc?

Điều này cũng sẽ thể hiện tấm lòng thành kính của gia chủ đối với các vị thần linh.

Bước 3: Chuẩn bị mâm cúng sửa chữa bếp

Việc chuẩn bị mâm lễ cúng sửa bếp có thể diễn ra từ sáng sớm, gia chủ đã phải ra chợ. Để lựa chọn những thức đồ tươi ngon nhất. Một số tiêu chí lựa chọn đồ lễ cúng chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo như:

  • Hoa quả tươi, màu sắc đẹp mắt, không bị thối nát, hỏng hóc hay có dấu hiệu. Tuyệt đối không cúng các vị thần linh bằng quả khô, quả giả. Hoa cũng phải chọn loại hoa tươi, không bị dập, héo. Nên chọn số cành lẻ như 5, 7, 9 được xem là mang lại may mắn hơn.
  • Thịt gà nên chọn loại gà ngon và phải là gà trống luộc nguyên con. Gà trống có mào đẹp và cựa đẹp, thân hình chắc chắn. Khi bày lên mâm cúng sẽ đẹp mắt hơn. Khi bày mâm cúng nên đặt gà trên đĩa trong tư thế ngẩng cao.
  • 1 bộ tam sên cần đầy đủ miếng thịt lợn luộc, quả trứng vịt luộc và con tôm luộc. Các thức cần phải luộc chín kỹ khi bày lên mâm cúng. Không nên để thịt còn chưa chín hẳn ở bên trong hay trứng luộc lòng đào.
  • Đĩa trầu cau cần có màu xanh của lá trầu bánh tẻ, và màu xanh của quả cau. Màu nâu của rau câu sẽ càng đẹp mắt hơn. Tránh chọn những quả cau già, vàng, héo. Lá trầu cũng vậy, không chọn lá rách nát, lốm đốm đen.

Nói chung, mâm cúng càng chỉn chu, tươm tất bao nhiêu thì càng. Thể hiện lòng thành của gia chủ với các vị thần linh bấy nhiêu nên gia chủ cần đặc biệt lưu ý.

Bước 4: Bày biện mâm cúng sửa bếp

Mâm cúng sửa bếp nên bày trong chiếc bàn đặt ngay trong gian bếp nhà bạn. Bạn nên đặt mâm cúng nên cao thay vì đặt ngay dưới đất. Mâm cúng sẽ được bày theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Tức là phía Đông sẽ đặt bình hoa và phía Tây sẽ đặt mâm ngũ quả. Những thức cúng mặn sẽ bày trí ở chính giữa mâm cúng. Con gà luộc thường đặt ở trung tâm mâm cúng.

Đối với những thức lễ khác như hương nhang, đèn cầy, nước lọc, rượu, chà. Có thể bày phía trước mâm cúng. Các đồ vàng mã có thể bày ở mâm bên cạnh để cho đỡ chật chội.

Mỗi vùng miền có thể có những cách bày biện mâm cúng khác nhau. Gia chủ cũng không cần quá lo lắng khi bày biện mâm cúng. Dù cho không có nhiều kinh nghiệm đi chăng nữa. Chỉ cần mâm cúng được gọn gàng, đẹp mắt là đều có thể chấp nhận được.

Nhiều nơi còn chia thành nhiều mâm cúng nhỏ bao gồm mâm cúng mặn, mâm cúng hoa quả và các đồ lễ vật khác.

Cụ thể mâm cúng mặn sẽ bao gồm:

  • Bộ tam sên
  • Gà luộc
  • Đồ nếp như xôi hay bánh chưng
Xem Thêm:  Hướng dẫn cách cúng xe máy mới mua về chi tiết nhất

Mâm cúng hoa quả sẽ bao gồm:

  • Bình hoa tươi
  • Đĩa hoa quả
  • Đĩa trầu cau

Các thức đồ cúng khác như hương nhang, tiền vàng mã, đèn nến, rượu, nước, chè,..Sẽ được bày biện ra một mâm cúng riêng.

Ngoài ra thì gia chủ cũng cần chuẩn bị bát đũa để bày trên mâm cúng (thường là 5 bộ bát đũa).

Bước 5: Nghi thức cúng lễ sửa bếp

Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi và giờ lành đến thì gia chủ bắt đầu thắp hương. Để thực hiện nghi thức cúng sửa bếp. Gia chủ thắp ba nén hương đặt trên mâm cúng, chắp tay khấn vái theo bài văn cúng.

Nội dung sẽ bao gồm những thông tin về gia chủ, thể hiện lòng thành. Muốn dâng lễ lên các vị thần linh, mong các vị thần linh. Cho phép thực hiện sửa căn bếp và phù hộ cho mọi việc được suôn sẻ thuận lợi.

Sau khi đọc xong văn khấn gia chủ có thể lui gia ngoài để chờ thời gian. Một nén nhang hết và đem vàng mã đi hóa. Nếu gia chủ có viết bài văn khấn ra giấy thì cũng đốt. Cùng với giấy tiền luôn, tránh vứt lung tung vào nơi không được sạch sẽ.

Cuối cùng, gia chủ mới có thể hạ lễ và xin thụ hưởng lễ vật.

Nếu công việc sửa nhà bắt đầu ngay trong hôm cúng lễ thì gia chủ có thể làm những công việc đầu tiên. Trong việc phá dỡ căn bếp cũ hay đặt viên gạch mới. Nếu như muốn cơi nới căn bếp cũ. Đây chỉ là một vài thủ tục để đánh dấu việc thi công được bắt đầu và có sự chứng giám, phù hộ của các thần.

Tại sao bạn nên đặt dịch vụ đồ cúng tại Đồ Cúng?

Thay vì dậy sớm đi chợ và chuẩn bị rất nhiều thức đồ lễ nhỏ lẻ thì gia chủ. Có thể đặt dịch vụ mâm cúng trọn gói để tiết kiệm thời gian đi lựa đồ, mua sắm, công sức vất vả. Đi lại và thậm chí là chi phí khi mua đồ lễ vật.

Gia chủ có thể dành thời gian buổi sáng sớm để làm nhiều công việc ý nghĩa khác. Như dọn dẹp căn bếp, bố trí công việc cần tiến hành cho thợ,…

Việc đi mua đồ cúng không nên kì kèo trả giá bớt một thêm hai. Hơn nữa lại mua từng món đồ riêng lẻ vì vậy gia chủ có thể mua đắt các món đồ cúng. Vì bạn đặt dịch vụ đồ cúng trọn gói nên giá cả đã được bao gồm tất cả. Và không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khác.

Đồ Cúng cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những mâm cúng chất lượng, an toàn với giá thành phải chăng.

Hy vọng bài viết trên đây về quy trình và các thức đồ lễ trong mâm cúng sửa bếp đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết hay từ Đồ Cúng nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *