Những Điều Cần Biết Về Lễ Đầy Cữ | Chuẩn Bị Mâm Cúng Mụ Đơn Giản

Lễ đầy cữ là một lễ khá quan trọng trong phục tập, tập quán. Cũng như tín ngưỡng tâm linh của dân tộc ta. Được ông bà ta giữ gìn và truyền tụng cho đến đời sau. Đây là một nghi thức dành cho phụ nữ sau sinh và đứa con vừa chào đời. 

Nếu các bà mẹ sau khi sinh mà ở chung với mẹ hoặc mẹ chồng. Và được chăm sóc tốt đã là một chuyện tốt đẹp. Nhưng được chăm sóc dưới bàn tay đầy kinh nghiệm thì lại càng là một điều may mắn gấp bội. Và nếu kém may mắn hơn một chút, thì bản thân người mẹ cần phải trau dồi kiến thức từ trước khi sinh. Để bản thân và đứa con không gặp nhiều trở ngại. Hay hiểm nguy thì nên chủ động tìm kiếm các vấn đề liên quan. Đặc biệt là giai đoạn ở cữ.

Ở cữ là gì?

Đây là giai đoạn sau sinh của sản phụ sau khi về nhà. Trong giai đoạn này sẽ không ra gió và không rời khỏi nhà vận động sớm. Nên kiêng cữ và bảo dưỡng thân thể tốt. Nhằm phục hồi sức khỏe tốt và tránh để lại những hậu quả hay di chứng khi về già. Ở cữ được kết thúc khi tròn 1 tháng.

Từ xưa đến nay phụ nữ sinh con được ví như “ thập tử nhất sinh” chỉ có một phần sống. Bởi vì quá trình mang thai vất vả, đến khi sinh nở cũng có nhiều nguy hiểm. Giai đoạn sau sinh cũng có vô số những hiểm nguy tiềm tàng thậm chí là để lại di chứng suốt đời. Song, được làm mẹ vốn là thiên chức của người phụ nữ. Không hiếm người mẹ đã chấp nhận mọi nguy hiểm để mang đứa trẻ của mình đến với thế giới này.

Theo kinh nghiệm nhân gian xưa truyền lại, thì giai đoạn ở cữ. Nên được chú trọng và thực hiện tốt. Nếu không làm tốt thì sức khỏe người phụ nữ sau sinh sẽ suy giảm đi rõ rệt. Dù phục hồi cũng mang nhiều bệnh và đến tuổi già sẽ mắc các vấn đề về sức khỏe khá là trầm trọng.

Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau. Có thể các người mẹ không quá quan trọng việc ở cữ thì sức khỏe phục hồi cũng vẫn tốt. Ngược lại các bà mẹ chú trọng giai đoạn này rất kỹ càng nhưng sức khỏe lại hồi phục không bằng.

Tuy nhiên, “ có kiêng có lành” những điều cần hạn chế cần tránh. Thì các bà mẹ vẫn nên thực hiện tốt. Mặc dù có nhiều thứ không khoa học nhưng đều là kinh nghiệm. Truyền nhiều đời của ông bà ta, chắc hẳn sẽ có cái đúng của nó.

Không chỉ người mẹ là cần chăm sóc đặc biệt trong giai đoạn này. Mà đứa bé cũng nên có sự quan tâm đặc biệt. Đứa trẻ lúc này da nhăn nhúm còn chưa rõ hình hài, các cơ quan nội tạng chưa vận động toàn bộ, đứa trẻ lúc này yếu ớt hơn chúng ta tưởng. Trong giai đoạn này cần quan tâm và trông chừng kĩ càng đứa bé.

Xem Thêm:  Cúng khởi công sửa chữa nhà có nên thực hiện hay không?

Lễ đầy cữ  là gì?

Lễ đầy cữ được diễn ra trong khoảng thời gian 3 ngày sau sinh được tính từ thời điểm lâm bồn( hay đứa trẻ ra đời). Đây là một giai đoạn vô cùng quan trọng của cả mẹ và bé. Thông thường thì sau 3 ngày sinh, người mẹ sẽ được xuất viện. Nếu sản phụ và đứa trẻ đều bình thường. Và không có bất cứ vấn đề quan trọng nào về sức khỏe cần được chữa trị. Thì lúc này có thể cùng đứa con trở về nhà. Và trong nhà sẽ làm lễ cúng đầy cữ. Lễ đầy cữ chính là một lễ cúng bà Mụ.

Lễ vật cần cúng đầy cữ

Đây là một lễ không yêu cầu có sự cầu kỳ ngược lại có sự đơn giản hơn. So với các lễ cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi. Bởi vì đây là một thời điểm bận rộn vì đón mẹ và bé về nhà, trong nhà còn phải sắp xếp chu toàn cho mẹ và bé. Vì thế mà lễ đầy cữ này không yêu cầu cao về độ cầu kỳ tỉ mỉ gì.

Lễ đầy cữ này cần chuẩn bị một mâm lễ vật dùng để cung kính mười hai Mụ bà. Bao gồm mười hai chén chè,  ba tô chè, ba  đĩa xôi. Và một mâm gồm con vịt chéo cánh được luộc chín, 3 chén cháo. Và 1 tô cháo dùng để cúng kính ba Đức ông.

Ngoài ra thì lễ đầy cữ này có thể không cần chuẩn bị tiệc để đãi khách. Bởi vì mẹ và bé vẫn còn yếu nên hạn chế tiếp xúc nhiều người.

Cách thức cúng lễ đầy cữ

Sau khi bày lễ xong xuôi chu toàn, thì  bố hoặc mẹ của cháu bé sẽ thắp 3 nén hương( nhang). Tiếp theo là  bế trẻ và  khấn theo bài khấn cúng Mụ. Tùy từng địa phương khác nhau, câu chữ có thể có dị bản và không giống nhau.

Song, bài khấn cúng Mụ thường bắt đầu bằng việc kính cẩn xưng danh. Với các bà Mụ cùng thần phật. Rồi nêu rõ ngày tháng năm của ngày cúng. Nói rõ tên hai vợ chồng (ba mẹ đứa trẻ) và tên của đứa con.

Kế nữa là khai báo nơi ở, địa chỉ cụ thể của gia đình đang sinh sống. Trình bày lý do cúng bái. Sau là bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của các bà Mụ. Và bước cuối cùng là lời thỉnh cầu mong các bà tiếp tục độ trì và phù hộ.

Sau khi đã khấn xong như trên thì vái lạy 3 cái và lễ tạ sau 3 tuần hương. Các lễ vật đã cúng như  vàng mã sẽ được đem đốt. Đồ ăn thì người nhà dùng hoặc mời khách khứa cùng dùng. Động vật sống thì nên  phóng sinh là tốt nhất. Các món như đồ chơi thì có thể  giữ lại cho em bé chơi hoặc phân phát cho trẻ em hàng xóm. Hoặc con cháu trong nhà và họ hàng.

Xem Thêm:  Thôi Nôi Cho Bé Gái Nên Tặng Quà Gì

Nguồn gốc của lễ đầy cữ

Trong quyển sách Bắc bộ lục có ghi: Tục Lĩnh Nam là một nhà giàu có. Vừa mới đẻ con được ba ngày, hoặc làm đầy tháng, không thì tắm cho con. Tổ chức một bữa tiệc với tên gọi là “đoàn du phạn” (có nghĩa là bữa cơm tròn trặn trơn tru).

Còn trong Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn có ghi chép rằng. Tục lệ nước ta, ba ngày sau khi đẻ con( còn gọi là đầy cữ). Nhất thiết phải làm mâm cơm cúng Mụ. Đến hôm đầy tháng(ngày vừa tròn 1 tháng). Với hôm một trăm ngày và hôm đầy tuổi tôi (tròn 1 tuổi còn gọi là thôi nôi). Đều nên làm cỗ cúng ông bà và thần linh.

Sau đó bày tiệc ăn mừng. Bà con lối sớm cùng họ hàng và bạn bè. Những người quen thuộc nên đến chung vui. Có thể dùng thơ hay, câu đối đẹp, đồ chơi, quần áo trẻ em,… để mừng nhau.

Ngày đủ một trăm ngày và tiệc đầy tuổi tôi thì nhất định phải nên làm to hơn cả. Đây là quan điểm của thời trung đại. Còn thời sau này, học giả Phan Kế Bính cho rằng hiện nay. Thì đẻ con ra đầy cữ, đầy tháng, đầy tuổi tôi, mới làm lễ cúng Mụ.

Từ các quan niệm nên cho thấy lễ đầy cữ đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử dân tộc. Ban đầu bắt nguồn từ một sự mua vui của người giàu có. Nhưng sau này, nhận thấy ý nghĩa của nó nên dần được ban hành rộng rãi và được đặt tên là lễ đầy cữ. Cho đến thời hiện đại, thì nét văn hóa tín ngưỡng này vẫn được đời sau nối tiếp và giữ gìn.

Tục cúng Bà Mụ

Phong tục thờ cúng mười hai  bà Mụ là tín ngưỡng mà người Việt tiếp thu từ văn hóa Trung Hoa. Truyền thuyết kể lại rằng, tục lệ này đã có từ rất lâu đời. Và đã từng được giải nghĩa và làm rõ  trong tác phẩm Phong thần diễn nghĩa.

Theo truyện kể rằng, Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Hoàng Đại Đế. Phong cho ba vị  thần tiên  là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu. Tất cả các vị này đều là tỷ muội đồng môn cùng là môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu, nắm giữ “hỗn nguyên kim đẩu”. Đời trước đời sau đều chuyển kiếp từ cái “kim đẩu” này. “Tam Cô” là tên gọi dùng chung cho cả ba vị tiên là:  Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu, Bích Tiêu.

“Chú Sinh Nương Nương” cũng là một tên gọi khác dùng để chỉ các vị thần nữ này. Mà Chú Sinh Nương Nương còn có tên gọi là Thụ Tử Thần (tức có nghĩa là thần ban con). Và có mười hai tỷ tỷ xưng là  (“thập nhị thư bà” hay “thập nhị bảo mẫu”, “thập nhị đình nữ”). Thập nhị thư bà có  những tư thế khác nhau, mỗi người lại mỗi vẻ. Tượng hình người mẹ bồng bế con trên tay. Hoặc là cầm tay con dắt đi có khi là người mẹ cho con bú v.v..

Xem Thêm:  Trái cây mâm ngũ quả cúng khai trương gồm có những gì?

Tục cúng Mụ của dân tộc thiểu số

Đối với dân tộc Bố Y thì khi một đứa trẻ chào đời được 3 ngày. Tính từ ngày rời khỏi bụng mẹ thì sẽ được là lễ đầy cử. Và hiện nay phần lớn nhiều gia đình chờ khi đứa trẻ đủ tháng. Mới làm lễ cúng Mụ và đặt tên tục cho bé.

Còn dân tộc Dao thì vẫn giữ nguyên phong tục là làm lễ cúng Mụ khi đứa trẻ được 3 ngày tuổi. Dưới hình thức lập đàn cúng gọi là làm lễ “nam han”. Và thường mổ một con lợn, một con gà và  một con vịt. Dùng để cúng tạ ơn bà Mụ ở động Đào Hoa Lâm Châu.

Bởi vì  đã “cho” họ đứa trẻ và cầu mong các Mụ sự phù hộ và che chở lâu dài. Theo quan niệm của người Dao thì Động Đào Hoa Lâm Châu. Chính là nơi mà các Mụ trú ngụ (hay sinh sống).

Ý nghĩa của lễ đầy cữ

Lễ đầy cữ được chuẩn bị với mục đích cốt yếu là thể hiện sự mang ơn với thần linh. Và cầu xin các vị tiếp tục che chở ban phước lành trong tháng đầu đời của trẻ. Trong giai đoạn đầu đời này, phụ huynh của trẻ. Luôn rất quan tâm đến các vấn đề của mẹ và bé. Kể cả những vấn đề khoa học hay không khoa học, tâm linh hay không tâm linh. Đều được gia chủ chăm lo cẩn thận.

Cúng lễ đầy cữ còn giúp người nhà phần nào an tâm. Vì đã gửi gắm các vị thần linh cũng như tổ tiên. Không sợ bé bị ma quỷ chọc ghẹo hay các vấn đề quấy khóc, không bú được nhiều sữa mẹ,… Hy vọng cả mẹ và bé sẽ được ban sự may mắn, không gặp xui rủi gì. Mà trải qua những ngày này một cách bình an, mạnh khỏe.

Ngoài ra, lễ đầy cữ không chỉ là một nét tín ngưỡng tâm linh. Mà nó còn là một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc. Có thể nói, tính đến thời điểm hiện tại đã có khá nhiều phong tục, tập quán. Bị thất truyền hay dần bị phai nhạt.

Bởi lý do không thể chối cãi là do nó không còn phù hợp. Với tình huống thực tại hay thời biểu hiện đại nữa. Nên các lễ cúng bái còn lại có thể hiểu là vẫn còn phù hợp với thời đại cho nên chưa bị biến mất.

Vì thế Đồ Cúng với phương châm là giữ gìn cội nguồn. Sẽ thay quý khách hàng chuẩn bị một mâm cúng hoàn thiện nhất. Với dịch vụ cung cấp mâm cúng, mâm cỗ, cùng các đồ cúng khác. Sẽ làm hài lòng quý khách hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *